4 dữ liệu on-chain nổi bật của Bitcoin trong tháng 7 ~ TRƯƠNG CÔNG THẮNG

Wednesday, July 17, 2024

4 dữ liệu on-chain nổi bật của Bitcoin trong tháng 7

Tháng 7/2024 có thể xem là tháng “thử lòng” các nhà đầu tư Bitcoin (BTC) khi chứng kiến giá tạo mức thấp mới và phục hồi mạnh mẽ. Những dữ liệu on-chain Bitcoin trong tháng 7 bắt đầu có những chuyển biến mới giúp lý giải và định hình tâm lý nhà đầu tư Bitcoin trong Q3.

#1. Đà giảm 16% nửa đầu tháng 7 là sự khủng hoảng nhất thời

Nhìn lại biến động nửa đầu tháng 7, kết hợp với dữ liệu on-chain từ glasnode về khối lượng bán (tính bằng BTC) của các thực thể khác nhau trong thị trường, giúp nhìn nhận bức tranh nửa đầu tháng 7 một cách rõ ràng hơn.

Khối lượng bán Bitcoin từ các thực thể có số dư lớn. Nguồn: glassnode.
Khối lượng bán Bitcoin từ các thực thể có số dư lớn. Nguồn: glassnode.
  • Đà giảm giá của Bitcoin từ trên 70,000 USD chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 kéo dài trong tháng 6 với nguyên nhân chính là áp lực bán ra từ các quỹ BTC ETF giao ngay (màu xanh ngọc). Giai đoạn 2 là tuần đầu tháng 7 với nguyên nhân chính là áp lực bán ra từ chính phủ Đức.
  • Bên cạnh đó, còn có áp lực bán từ Mt.Gox (màu đỏ) và áp lực bán ra từ các Miner. Tuy nhiên, những áp lực này là không đáng kể so với 2 nguyên nhân chính nói trên. Như vậy, việc Bitcoin giảm 16% trong tháng 7 và giảm 25% kể từ đầu tháng 6 là do hai nguyên nhân chính liên tiếp nhau, cộng hưởng với nhau mà thành.

Có thể thấy, biến động của BTC bị chi phối bởi những thực thể lớn (quỹ, chính phủ) mà không có sự hào hứng tham gia hoặc tâm lý hoảng loạn vốn có của nhà đầu tư nhỏ lẻ như các chu kỳ trước. Một dấu hỏi lớn đặt ra nữa, đó là liệu các thực thể (Mt.Gox, chính phủ Mỹ, Trung Quốc, Anh…) có còn tiếp tục bán ra sắp tới hay không.

#2. Dấu hiệu tích lũy trở lại của nhóm ví số dư lớn sau gần 3 tháng

Hệ quả on-chain để lại sau đà giảm tháng 7 đó là sự thay đổi tâm lý của nhóm nhà đầu tư có số dư lớn, thể hiện qua biểu đồ Trend Accumulation Score. Chỉ báo on-chain Bitcoin này được phân chia từ đỏ đậm đến xanh dương đậm tương ứng với mức độ tích lũy tăng dần.

Bitcoin Trend Accumulation Score. Nguồn: glassnode/bitcoinmunger
Bitcoin Trend Accumulation Score. Nguồn: glassnode/bitcoinmunger.
  • Quan sát tổng thể, có thể thấy dài màu đỏ bao phủ khắp các hạng ví từ giữa tháng 4 cho đến đầu tháng 7. Điều này chứng tỏ tâm lý tích lũy Bitcoin đã chững lại.
  • Nhưng đến tuần đầu tháng 7, cùng với đà giảm của Bitcoin, hạng ví có số dư 100 BTC – 1,000 BTC đã có dấu hiệu tích lũy mạnh trở lại. Đồng thời, các hạng ví trên 10,000 BTC cũng cho thấy dấu hiệu tích lũy dù chưa mạnh mẽ, thể hiện qua màu sắc từ đỏ sang vàng.

Lịch sử cho thấy, khi tất cả các hạng ví cùng nhau tích lũy mạnh (thể hiện dài màu xanh đậm đồng loạt) thì Bitcoin sẽ tăng và lập đỉnh mới. Đây chỉ mới là dấu hiệu tích cực đầu tiên le lói mà tháng 7 mang lại.

#3. Tâm lý nhà đầu tư Bitcoin tái cân bằng trở lại sau thử thách tháng 7

Đà giảm của tháng 6 và tháng 7 có khiến nhà đầu tự lo sợ và cắt lỗ hay không? Dữ liệu Bitcoin Realized Profit + Realized Loss có thể giúp trả lời câu hỏi này.

Bitcoin Realized Profit + Realized Loss. Nguồn: glassnode.
Bitcoin Realized Profit + Realized Loss. Nguồn: glassnode.

Dữ liệu on-chain Bitcoin Realized Profit + Realized Loss cho biết lãi/lỗ đã được thực hiện trên chuỗi của các địa chỉ ví, thể hiện qua màu xanh (chốt lời) và đỏ (cắt lỗ).

  • Thị trường thật sự hoảng loạn và giá nghiêm trọng hơn khi nhà đầu tư bắt đầu có dấu hiệu panic, cắt lỗ khi giá giảm. Có thể thấy hiện tượng này vào giai đoạn 2022 (vùng màu đỏ trên biểu đồ).
  • Còn trong năm 2024, khi giá BTC đã giảm đến 25% trong hai tháng qua, nhưng Bitcoin Realized Loss không đáng kể, cho thấy tâm lý hoảng sợ không xuất hiện. Nhà đầu tư không cho rằng việc BTC về dưới 60,000 USD là dấu hiệu bán tháo, có chăng đó chỉ là sự mất cân bằng tạm thời do sự kiện bất ngờ.

Nếu xem tháng 7 là “thử lòng” thì kết quả của phép thử này khá tích cực. Tâm lý thị trường đã nhanh chóng lấy lại trạng thái cân bằng, khiến cho những dự đoán vội vàng bị vô hiệu.

#4. Dự đoán giá Bitcoin dựa trên dữ liệu phân phối on-chain

Nhìn về tương lai, phân phối lượng BTC trên chuỗi theo các mức giá cho biết những kháng cự và hỗ trợ quan trọng hiện tượng. Các mức kháng cự hỗ trợ này sẽ là ranh giới để giúp Bitcoin đi xa hơn, dù là theo kịch bản nào.

Bitcoin UTXO Realized Price Distribution. Nguồn: glassnode/ali_charts.
Bitcoin UTXO Realized Price Distribution. Nguồn: glassnode/ali_charts.
  • Nhìn chung, Bitcoin vẫn đang trong vùng giá mà có mật độ phân phối BTC rất dày đặc, giữa 56,000 USD – 72,000 USD. Điều này có lợi ở chỗ giúp BTC duy trì ở mức cao lịch sử, nhưng mặt khác nó ở thành “nhà tù” kìm giá BTC chưa thể sớm bứt phá.
  • Trong biên độ này, có hai mức giá đóng vai trò là hỗ trợ và kháng cự, lần lượt là 62,573 USD và 66,254 USD. Đây là hai mức giá có lượng phân phối BTC trên chuỗi lớn vượt trội.

Từ góc nhìn này, nếu BTC vượt qua được mức 66,254 USD thì kịch bản tăng giá sẽ khả thi hơn. Còn không, BTC sẽ tiếp tục mắc kẹt giữa hai hỗ trợ và kháng cự trên cho đến khi những tin tức mới gây tác động mạnh mẽ hơn.

THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK | TELEGRAM | TWITTER

Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả nội dung trên website này đều vì mục đích cung cấp thông tin và không phải là lời khuyên đầu tư. Bạn đọc nên tự tiến hành nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm, trực tiếp hoặc gián tiếp, đối với bất kỳ thiệt hại hoặc mất mát nào phát sinh liên quan đến việc sử dụng hoặc dựa vào bất kỳ nội dung nào bạn đọc trên website này.

0 comments:

Post a Comment