Với kế hoạch táo bạo này, tập đoàn sẽ dùng một sợi dây dài kết nối từ mặt đất lên không gian để phóng con người vào quỹ đạo với chi phí rẻ và bay đến những hành tinh khác nhanh kỷ lục. Dự án có vốn đầu tư khoảng 100 tỉ USD, dự kiến tới năm 2050 sẽ đi vào khai thác.
Theo ước tính của NASA, mỗi lần sử dụng tên lửa đưa con người và hàng hóa vào không gian tốn khoảng 4,1 tỉ USD, đắt gấp 5 lần sử dụng thang máy vũ trụ. Thay vì mất 6 - 8 tháng để tới sao Hỏa, nếu đi thang máy vũ trụ sẽ chỉ mất 3 - 4 tháng, thậm chí 40 ngày. Hơn nữa, thang máy vũ trụ không có nguy cơ phát nổ như tên lửa và không phát thải gây nguy hại môi trường. "Thang máy vũ trụ là một loại dự án công cộng, đem lại lợi ích cho toàn nhân loại" - đại diện Tập đoàn Obayashi Corporation khẳng định.
Trở ngại lớn nhất khi xây dựng thang máy vũ trụ là chọn vật liệu làm dây nối. Để chịu lực căng cực lớn, nếu chế tạo từ vật liệu thông thường như thép, đường ống phải cực dày, đòi hỏi nguồn vật liệu vượt quá trữ lượng có sẵn trên Trái đất. Để khắc phục, Tập đoàn Obayashi Corporation dự kiến sử dụng vật liệu nano carbon làm ống, độ dài ít nhất là 35.406 m - gấp nhiều lần mẫu nano carbon dài nhất hiện tại chỉ 0,6 m.
0 comments:
Post a Comment