Một trong những dữ liệu on-chain thường được các phân tích bullish dài hạn trích dẫn nhiều nhất đó là dự trữ Bitcoin (BTC) trên sàn giảm mạnh. Nhưng đây có thể là một lập luận thiên kiến.
Dự trữ Bitcoin trên sàn lập mức thấp kỷ lục 5 năm qua, nhưng…
Dữ liệu từ Glassnode cho thấy, tổng số dự trữ của BTC trên sàn hiện đang khoảng 2.263 triệu BTC. Đây là mức thấp nhất kể từ 2018 đến nay.
Không như giá BTC trải qua nhiều chu kỳ tăng giảm nối tiếp nhau, lượng dữ trự BTC trên sàn chỉ có hai giai đoạn chính. Giai đoạn 1 là tăng dần và lập mức cao tại 3.203 triệu BTC hồi T3/2020. Giai đoạn 2 là giảm dần kể từ sau khi lập đỉnh cho đến nay.
- Nhiều lập luận cho rằng lượng BTC trên sàn càng ít thì càng khan hiếm và người mua sau phải mua với giá cao hơn khiến giá tăng. Lập luận này đang phớt lờ những giai đoạn như từ 2015 – 2018 BTC trên sàn càng nhiều giá càng tăng, hay giai đoạn 2022, BTC trên sàn càng ít giá càng giảm.
- Vấn đề mấu chốt ở không phải là sự khan hiếm, mà là BTC có còn giá trị trong mắt nhà đầu tư hay không. Vì một điều rất đơn giản trong cuộc sống thường ngày: không phải cứ thứ gì hiếm thì quý. Động lực ban đầu đến từ nguồn tiền mới khiến giá tăng, và những người chốt lời đầu tiên sẽ chuyển BTC lên sàn. Từ đó, giá sẽ tăng song song cùng với lượng BTC trên sàn.
Do đó, mối quan hệ giữa giá và lượng BTC trên sàn không nên được giải thích một cách rập khuôn mà cần tùy từng giai đoạn thị trường.
Không như giá BTC trải qua nhiều chu kỳ tăng giảm nối tiếp nhau, lượng dữ trự BTC trên sàn chỉ có hai giai đoạn chính. Giai đoạn 1 là tăng dần và lập mức cao tại 3.203 triệu BTC hồi T3/2020. Giai đoạn 2 là giảm dần kể từ sau khi lập đỉnh cho đến nay.
- Nhiều lập luận cho rằng lượng BTC trên sàn càng ít thì càng khan hiếm và người mua sau phải mua với giá cao hơn khiến giá tăng. Lập luận này đang phớt lờ những giai đoạn như từ 2015 – 2018 BTC trên sàn càng nhiều giá càng tăng, hay giai đoạn 2022, BTC trên sàn càng ít giá càng giảm.
- Vấn đề mấu chốt ở không phải là sự khan hiếm, mà là BTC có còn giá trị trong mắt nhà đầu tư hay không. Vì một điều rất đơn giản trong cuộc sống thường ngày: không phải cứ thứ gì hiếm thì quý. Động lực ban đầu đến từ nguồn tiền mới khiến giá tăng, và những người chốt lời đầu tiên sẽ chuyển BTC lên sàn. Từ đó, giá sẽ tăng song song cùng với lượng BTC trên sàn.
Do đó, mối quan hệ giữa giá và lượng BTC trên sàn không nên được giải thích một cách rập khuôn mà cần tùy từng giai đoạn thị trường.
Lượng dự trữ Bitcoin trên các sàn lớn vẫn không đổi
Nếu nhà đầu tư thường xuyên theo dõi truyền thông thị trường Crypto, sẽ thường bắt gặp các tiêu đề dạng như “Dự trữ Bitcoin trên sàn tiếp tục lập mức thấp mới”, nhưng ít ai đọc được rằng “Dự trữ Bitcoin trên Binance liên tục lập mức cao mới”. Và đó chính là thực tế của Binance từ 2017 đến nay.
- Không thể phủ nhận, các sàn như Binance, Bitfinex và Coinbase là những sàn hàng đầu thị trường. Khối lượng giao dịch trên Binance là “vô đối” so với các sàn khác. Do đó, nếu giá BTC tăng hoặc giảm thì các sàn này đóng vai trò thanh khoản chính, ảnh hưởng một cách trực tiếp đến đường giá BTC.
- Dữ liệu glassnode cho thấy, kể từ năm 2019 đến nay, lượng BTC trên các sàn này ổn định quanh mức 1.5 triệu BTC. Từ năm 2021 đến nay, số dư BTC trên Coinbase giảm dần, trên Bitfinex tăng dần. Những thực thể nắm giữ nhiều BTC khác như Grayscale, Microstrategy, Robinhood…
Những sàn khác thường chiếm khối lượng giao dịch ít hơn với số dư nhỏ hơn do đó khả năng ảnh hưởng tới giá BTC sẽ yếu hơn. Nếu thật sự quan tâm đến biến động dự trữ BTC trên sàn, thì 3 sàn lớn trên mới chính là đối tượng cần để mắt đến. Vì “trọng số” của họ trong phép suy luận này là lớn hơn.
Có cơ sở để hoài nghi về dữ liệu..
Tháng 8 vừa qua, cộng đồng nhà đầu tư Crypto xôn xao vì phát hiện ra một ví tích lũy BTC trong vài tháng đã trở thành ví lớn thứ 3 thế giới. Nhiều người thậm chí cho rằng đó là ví Bitcoin của Blackrock, nhưng Arkham đã xác nhận đó là ví của sàn Robinhood.
Vấn đề ở đây là tại sao một thực thể lớn nắm trong tay hàng tỷ USD giá trị BTC lại không ai biết lâu nay. Đây là cơ sở để hoài nghi rằng liệu các nhà cung cấp dữ liệu on-chain đã đánh dấu được hết ví của các sàn hay không? Và nếu dữ liệu này thiếu chính xác thì những suy luận cũng trở nên vô ích mà thôi.
Cuối cùng, dữ liệu này thường bị phân tích một cách thiên kiến là vì nhà đầu tư muốn nghe điều họ muốn nghe. Họ muốn tìm kiếm những lý do bất kỳ miễn sao ủng hộ kịch bản tăng giá.
THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK | TELEGRAM | TWITTER
0 comments:
Post a Comment