Với “Make in Vietnam", Bộ TT&TT muốn có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế một cách chủ động, để từ đó cho ra đời các sản phẩm công nghệ số Việt Nam.
“Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” là giải thưởng được Bộ TT&TT chủ trì tổ chức từ năm 2020 nhằm mục đích tôn vinh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc được thiết kế, sáng tạo và sản xuất tại Việt Nam và có giá trị thực tế lớn được ghi nhận trong phát triển kinh tế số, chính phủ số và xã hội số.
Năm nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lễ phát động giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam 2021 sẽ được tổ chức online với sự góp mặt của 6 điểm cầu là trụ sở Bộ TT&TT và tại Sở TT&TT các tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ.
Với “Make in Vietnam", Bộ TT&TT muốn có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế. |
“Make in Vietnam” là thuật ngữ nhằm truyền tải chiến lược, lời hiệu triệu và sự chuyển dịch hướng phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Khi thực hiện chiến lược “Make in Vietnam", các doanh nghiệp sẽ phải sáng tạo nhiều hơn, thiết kế nhiều hơn, nhờ vậy phát huy động trí tuệ Việt Nam, giải quyết được bài toán Việt Nam. Giá trị gia tăng tại Việt Nam vì thế cũng sẽ cao hơn so với việc chỉ đơn thuần là gia công, lắp ráp.
Thông qua chiến lược “Make in Vietnam", Việt Nam sẽ cải thiện được chất lượng tăng trưởng, xây dựng nền kinh tế tự chủ và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo quy chế giải thưởng đã được Bộ trưởng Bộ TT&TT ký ban hành ngày 7/6, “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021 có 5 hạng mục gồm: Nền tảng số xuất sắc; Sản phẩm số xuất sắc; Giải pháp số xuất sắc; Thu hẹp khoảng cách số; Sản phẩm số tiềm năng.
Ở giai đoạn sơ khảo, các tiểu ban của Hội đồng Giám khảo sẽ tổ chức chấm điểm hồ sơ đạt tiêu chí qua vòng sơ tuyển, lựa chọn 12 hồ sơ có số điểm cao nhất của mỗi hạng mục giải thưởng.
Các đơn vị tham gia có hồ sơ thuộc nhóm 12 hồ sơ đạt số điểm cao nhất của mỗi hạng mục sẽ thuyết trình, bảo vệ trước các tiểu ban của Hội đồng tương ứng (theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến) để các tiểu ban đánh giá, lựa chọn top 10 hồ sơ theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp của mỗi hạng mục.
Tại vòng Chung khảo, căn cứ vào danh sách đề cử của các tiểu ban, Hội đồng Giám khảo sẽ tổ chức các phiên họp để đánh giá, lựa chọn top 10 và các giải Vàng, Bạc, Đồng cho 4 hạng mục Giải thưởng và top 10 sản phẩm số tiềm năng.
Trọng Đạt
Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam là để Make in Vietnam
Sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam. Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam là để Make in Vietnam.
0 comments:
Post a Comment