Các nhà nghiên cứu vốn tin rằng, bức xạ trong không gian sẽ phá hủy ADN của con người và việc sinh sản không thể thực hiện được. Nhưng một nghiên cứu mới khẳng định điều ngược lại.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản được xuất bản trên tạp chí Science Advances hôm 11/6 vừa qua, tinh trùng chuột được lưu trữ trên trạm vũ trụ sau 6 năm vẫn khỏe mạnh.
Các nhà nghiên cứu đã thực hiện những ca thụ tinh từ các lô tinh trùng trữ đông trên Trạm vũ trụ Quốc tế ISS với các khoảng thời gian khác nhau. Tổng cộng đã có 168 con chuột con được sinh ra và chúng hoàn toàn bình thường về mặt di truyền.
Những con chuột hoàn toàn khỏe mạnh được sinh ra từ tinh trùng lưu giữ trong không gian |
Giáo sư Sayaka Wakayama, Đại học Yamanashi, một trong các tác giả nghiên cứu cho biết có rất ít sự khác biệt giữa những con chuột được thụ tinh từ tinh trùng trữ đông trong không gian và tinh trùng trữ đông tại Trái Đất.
"Phát hiện này là điều cần thiết để nhân loại tiến vào thời đại vũ trụ. Khi di cư đến các hành tinh khác, chúng ta cần duy trì sự đa dạng của nguồn gene, cả cho con người và động vật", ông Wakayama cho biết thêm.
Trước đây, các nhà nghiên cứu tin rằng bức xạ trong không gian sẽ phá hủy DNA của con người và khiến việc sinh sản không thể thực hiện được. Bức xạ cũng có thể là nguyên nhân gây ra ung thư.
Theo Business Insider, các hoạt động khám phá Hỏa tinh đã tăng lên đáng kể trong năm nay, khi thiết bị tự hành Perseverance và máy bay trực thăng Ingenuity của NASA đang tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trên hành tinh Đỏ.
Hiện có ba tàu thăm dò đang hoạt động trên Hỏa tinh cho các mục tiêu nghiên cứu khác nhau: Curiosity, Perseverance của NASA và Chúc Dung (Zhurong) của Trung Quốc.
Hải Nguyên(tổng hợp)
Tìm sự sống trên Hỏa tinh: NASA vừa có bước tiến đặc biệt
Ngay cả những người đam mê với NASA nhất cũng phải thừa nhận rằng, khám phá Sao Hỏa là một lĩnh vực khá khô khan. Cho đến nay, NASA đã thu được kết quả gì trên Hỏa tinh?
0 comments:
Post a Comment