Cú chuyển mình ngoạn mục của Sony ~ TRƯƠNG CÔNG THẮNG

Saturday, April 17, 2021

Cú chuyển mình ngoạn mục của Sony

Sat, 17 Apr 2021 15:51:43 +0700

Công nghệ - Cập nhật tin Công nghệ mới nhất 24/7 - VietNamNet

Tin tức Công nghệ - Đọc tin về công nghệ, chính sách CNTT, các sản phẩm điện thoại, máy tính, laptop, các sản phẩm điện tử mới nhất cập nhật liên tục 24h trên báo Vietnamnet.vn

https://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/dieu-gi-thuc-day-su-thong-tri-cua-ai-trong-nam-2021-727980.html

http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/dieu-gi-thuc-day-su-thong-tri-cua-ai-trong-nam-2021-727980.htmlSat, 17 Apr 2021 15:34:53 +0700Công nghệ

Điều gì thúc đẩy sự thống trị của AI trong năm 2021?

Xe tự hành, điện toán lượng tử, internet vạn vật, điện toán đám mây và xử lý ngôn ngữ tự nhiên được xem là các xu hướng trí tuệ nhân tạo (AI) hàng đầu trong năm 2021.

Xe tự hành, điện toán lượng tử, internet vạn vật, điện toán đám mây và xử lý ngôn ngữ tự nhiên được xem là các xu hướng trí tuệ nhân tạo (AI) hàng đầu trong năm 2021.

Mặc dù thế giới bất ngờ phải đối mặt với thảm họa từ đại dịch Covid-19 vào năm 2020, tốc độ đổi mới và áp dụng công nghệ đã tăng tốc đáng kể, đặc biệt là ở các thị trường ngành dọc quan trọng. Chúng ta hiện đang xem xét các tùy chọn mới có thể cho phép chúng ta trở nên tốt hơn, thông minh hơn và nhanh hơn. Ở góc độ kỹ thuật, những tiến bộ này được thúc đẩy bởi các công nghệ tiên tiến trong đó có AI.

{keywords}
Điều gì thúc đẩy sự thống trị của AI trong năm 2021?

Năm 1956, tại một hội nghị ở Đại học Dartmouth (Hoa Kỳ), lần đầu tiên thuật ngữ “trí tuệ nhân tạo” ra đời, AI đã đạt được những bước tiến đáng kể trong khoảng thời gian 65 năm qua. Nhiều hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) liên quan đến AI đã được thực hiện ở cấp độ cao hơn.

Liên quan đến những lợi ích mà AI mang lại cho doanh nghiệp, Anand Rao, người đứng đầu lĩnh vực AI toàn cầu tại công ty kiểm toán PwC cho biết: “Nghiên cứu về AI mới nhất của chúng tôi cho thấy 86% doanh nghiệp hiện đang gặt hái được những lợi ích từ trải nghiệm khách hàng tốt hơn thông qua AI và 25% công ty áp dụng rộng rãi AI trong công việc kỳ vọng công nghệ này sẽ mang lại doanh thu tăng lên trong năm 2021”.

Các xu hướng AI hàng đầu trong năm 2021

Về cơ bản, AI được sử dụng để tăng hiệu quả hoạt động và có thể được tận dụng để cải thiện trải nghiệm của các bên liên quan. Theo dự báo của công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường MarketsandMarkets thì thị trường AI toàn cầu được dự đoán sẽ đạt 190,61 tỷ USD vào năm 2025. Dựa trên các nguồn lực khác nhau, dưới đây là một số xu hướng sẽ thúc đẩy sự thống trị của AI trong năm 2021:

Xe tự lái

Một báo cáo của PolicyAdvice dự báo rằng có khoảng 33 triệu xe tự lái sẽ xuất hiện vào năm 2040. Xe tự lái sử dụng kết hợp các cảm biến, camera, radar và AI để di chuyển giữa các vị trí mà không cần người điều khiển.

{keywords}
Thử nghiệm xe tự lái của Google

Công ty phát triển công nghệ xe tự lái Waymo của Hoa Kỳ được biết đến là công ty tiên phong trong cuộc đua về xe tự lái. Dịch vụ robotaxi của hãng Waymo One đã thực hiện hơn 100.000 chuyến đi vào năm 2020. Ngoài ra, về chức năng lái tự động trên xe, Tesla từ lâu đã là hãng tiên phong, thậm chí còn đặt tên cho thiết bị của họ là “Autopilot” (tính năng tự lái).

Trong cuộc cách mạng hóa ngành giao thông vận tải, nhà cung cấp thiết bị viễn thông Huawei của Trung Quốc còn hợp tác với nhiều nhà sản xuất ô tô khác nhau trong việc chế tạo các phương tiện tự lái. Không sớm thì muộn, xe tự lái sẽ là một xu hướng phổ biến trên đường phố khi AI trở nên đáng tin cậy hơn cho các hoạt động của phương tiện.

Điện toán lượng tử

Điện toán lượng tử và AI đều có khả năng biến đổi. Để đạt được tiến bộ đáng kể trong việc áp dụng, AI và điện toán lượng tử nên hoạt động song song với nhau. Và tại sao bây giờ điện toán lượng tử lại trở nên quan trọng?

Một ví dụ cho thấy, điện toán lượng tử có thể thúc đẩy sự phát triển các loại dược phẩm để cứu sống con người, các phương pháp máy học để chẩn đoán bệnh sớm hơn và các vật liệu để tạo ra các thiết bị và cơ sở hạ tầng hiệu quả hơn.

Theo Frank Feather, Giám đốc điều hành tại công ty chuyên nghiên cứu về AI - AI-FUTURE Inc cho rằng, điện toán lượng tử sẽ mở rộng quy mô nhanh chóng vào năm 2021 và sẽ bắt đầu biến AI thành một 'trí thông minh tiên tiến' thực sự. Theo đó, các ứng dụng AI như máy học (ML) và thị giác máy tính sẽ được tăng tốc nếu chạy trên hệ thống lượng tử. Điều này đồng nghĩa với việc phân tích dữ liệu nhanh hơn trong các lĩnh vực như phát hiện gian lận và phát hiện hợp chất ma túy.

Internet vạn vật (IoT)

Carmen Fontana, một thành viên của Viện các kỹ sư điện và điện tử (IEEE), đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu về công nghệ đám mây và các công nghệ mới nổi khác tại công ty tư vấn Centric Consulting cho biết: “Mọi thứ sẽ không như trước. Nhu cầu về khả năng tương tác cao hơn khi các tổ chức tìm cách triển khai các giải pháp kết hợp”.

Và để cung cấp sức mạnh cho các giải pháp này chính là AI và IoT. Trong bối cảnh ngày càng có nhiều thiết bị được kết nối, việc sử dụng dữ liệu và thông tin một cách thông minh là rất cần thiết.

Khi AI được kết hợp với IoT, việc mô phỏng hành vi thông minh có thể được thực hiện để đưa ra các quyết định sáng suốt mà không bị tác động bởi các yếu tố con người. Do đó, sự đổi mới song song của cả AI và IoT mang lại năng suất và độ chính xác cao hơn. Sau đó, nó có thể đạt được sự chấp nhận hàng loạt khi AI trở nên thông minh và mạnh mẽ hơn khi xử lý các biến khác nhau trong các thiết bị.

Điện toán đám mây

Theo dự báo của công ty chuyên cung cấp các giải pháp thông minh Tractica (Hoa Kỳ), AI sẽ chiếm tới 50% tổng doanh thu từ các dịch vụ đám mây công cộng vào năm 2025. Trong cuộc sống hàng ngày, những người sử dụng các trợ lý kỹ thuật số như Siri, Google Home và Amazon Alexa có thể không nhận ra rằng họ đang sử dụng AI và điện toán đám mây cùng nhau.

Không thể phủ nhận rằng theo nhiều cách, AI và điện toán đám mây tạo nên sự kết hợp hoàn hảo cho sự đổi mới theo hướng dữ liệu. Đặc biệt là trong một thế giới mà dữ liệu chính là tiền, khả năng nhận thức của AI và học máy phát triển mạnh, có thể mở rộng và có thể truy cập nhanh chóng trong môi trường đám mây.

Về góc độ kinh doanh, các khả năng của AI đang hoạt động trong môi trường điện toán đám mây để giúp các tổ chức hoạt động hiệu quả hơn, có chiến lược và định hướng sâu sắc hơn. Với ngày càng nhiều công ty áp dụng các giải pháp dựa trên đám mây, nhiều công ty sẽ áp dụng AI để tạo ra các sản phẩm thông minh hơn và chính xác hơn.

Xử lý ngôn ngữ tự nhiên

Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP: Natural Language Processing) là tương lai của kinh doanh thông minh. Là một công nghệ mang tính cách mạng trong lĩnh vực AI, đến năm 2025, thị trường NLP toàn cầu dự kiến sẽ đạt trên 34 tỷ USD. Cụ thể, công nghệ này cho phép giao tiếp qua giọng nói, văn bản và tin nhắn.

Trong số các ứng dụng được sử dụng rộng rãi của nó bao gồm công nghệ chatbot, nhận dạng giọng nói, bộ lọc thư rác và dịch tự động. Cùng với đó, NLP có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm tuyển dụng, quảng cáo, dịch vụ khách hàng, chăm sóc sức khỏe, cũng như thị trường thông minh.

Cùng với sự gia tăng trong việc sử dụng thiết bị thông minh và áp dụng các giải pháp hỗ trợ đám mây, các ứng dụng dựa trên NLP dự kiến sẽ phát huy hết tiềm năng của nó trong những năm tới. Khi các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, không gian NLP vẫn là xương sống của AI.

Những xu hướng này dự kiến sẽ thúc đẩy sự thống trị của AI vào năm 2021. Ngoài 5G, việc áp dụng AI là một trong những đột phá công nghệ được mong đợi nhất trong năm nay. Điều không thể tránh khỏi là các cỗ máy thông minh sẽ ảnh hưởng đến gần như mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta để giúp cải thiện hiệu quả và nâng cao năng lực của con người.

Phan Văn Hòa (theo Telecomreview)

Trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến 'ý chí tự do' của con người

Trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến 'ý chí tự do' của con người

Trí tuệ nhân tạo đã thâm nhập vào mọi khía cạnh cuộc sống, chúng ta vừa tận hưởng những tiện ích mà nó mang lại nhưng lại lo bị nó ảnh hưởng đến “ý chí tự do”.  

]]> http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/san-pham/vi-sao-nhieu-mau-loa-duoc-chuong-tai-viet-nam-het-hang-728580.html

http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/san-pham/vi-sao-nhieu-mau-loa-duoc-chuong-tai-viet-nam-het-hang-728580.htmlSat, 17 Apr 2021 15:45:22 +0700Công nghệ

Vì sao nhiều mẫu loa được chuộng tại Việt Nam hết hàng?

Bose, JBL, Harman Kardon, loa Marshall

Nhiều mẫu loa chủ lực của các hãng Bose, JBL, Harman Kardon, Marshall... không có hàng bán tại Việt Nam.    

Một số nhà bán lẻ trong nước đang gặp tình trạng khan hàng các dòng loa của nhiều hãng nổi tiếng như Bose, JBL, Harman Kardon, Marshall, Sony.

Vì sao nhiều mẫu loa được chuộng tại Việt Nam hết hàng?
Mẫu loa Marshall Acton 2 hết hàng trên một kênh bán lẻ. (Ảnh: Hải Đăng)

Ông Mai Triều Nguyên, chủ cửa hàng bán nhiều thiết bị âm thanh gia đình, cho biết một số mẫu loa của các thương hiệu nổi tiếng không có hàng bán.

Cụ thể, một số mẫu được ưa chuộng như Bose Soundlink Mini II, Bose S1 Pro; JBL Xtreme 3, JBL Charge 4, JBL GO 3, JBL Clip 4"; Harman Kardon Onyx Studio 5, Harman Kardon Go + Play, Harman Kardon Aura Studio 3 đang bị thiếu hàng.

“Vài năm nay không xảy ra tình trạng khan hiếm, năm nay chắc do Covid-19”, ông Nguyên nói với ICTnews.

Bên cạnh những mẫu nói trên, chuỗi CellphoneS cho hay đang bị thiếu loa từ một số hãng khác, như Marshall Kilburn 2, Marshall Emberton, Marshall Acton 2, Marshall Stockwell 2; Sony XB43. Tất cả đều là sản phẩm được mua nhiều.

“Hiện tại kho của các nhà phân phối lớn về loa đều trong tình trạng hết hàng hoặc về hàng rất ít. Hàng về là chia hết sạch”, ông Nguyễn Huy - đại diện chuỗi CellphoneS thông tin.

Việc khan hiếm hàng hoá khiến các nhà bán lẻ bị hụt nguồn cung một số mặt hàng chủ lực. Bên cạnh đó, các hãng phải lùi kế hoạch ra mắt và bán sản phẩm mới.

“Các hãng chưa có động thái tăng giá trên giá bán sản phẩm. Tuy nhiên, hàng tồn ít nên không có nhu cầu khuyến mại để đẩy hàng. Không mạnh tay triển khai các chương trình khuyến mại như mọi năm cũng là một hình thức tăng giá rồi”, đại diện CellphoneS lý giải.

Không riêng sản phẩm loa, một số mẫu tai nghe như Airpods Max hay các dòng tai nghe Beats đều gặp tình trạng cung không đủ cầu trong mấy tháng qua.

Thiếu hụt chip trên toàn cầu

Tờ New York Times lý giải việc khan hàng ở một số ngành như điện thoại, máy tính, âm thanh, TV, thiết bị IoT,... là do thiếu hụt nguồn cung bộ vi xử lý. Việc thiếu hụt này do Covid-19, và một phần do hạn hán ở Đài Loan.

Do đại dịch, năm ngoái nhiều nhà máy ngưng một phần hoặc dừng toàn bộ việc sản xuất, dẫn đến thiếu hụt linh kiện ở mọi ngành công nghiệp. Đến thời điểm hiện tại, nhiều nhà máy đã quay lại hoạt động bình thường nhưng vẫn chưa giải quyết hết các đơn hàng còn tồn đọng.

Song song đó, Covid-19 khiến nhiều người làm việc tại nhà hơn, nhu cầu mua thiết bị giải trí và làm việc tăng lên. Tại Mỹ, thống kê của NPD Group cho thấy sức mua mặt hàng công nghệ tiêu dùng năm 2020 tăng 17% so với năm trước. Điều này khiến hàng hoá sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu.

Chưa hết, dịch bệnh làm cho khâu vận chuyển chậm lại, càng gia tăng thời gian sản phẩm đến tay người dùng cuối.

Để đối phó tình trạng này, mỗi nhà sản xuất lại có cách giải quyết khác nhau. Một số trì hoãn tung ra sản phẩm mới. Số khác tập trung sản xuất sản phẩm cao cấp, mang lại lợi nhuận cao, hoặc sản phẩm được mua nhiều và giảm sản lượng các sản phẩm cũ hay nhu cầu thấp. Nhiều công ty lại chọn không khuyến mại, không giảm giá, nhằm làm giảm sức mua.

Tại Việt Nam đã xảy ra tình trạng thiếu hàng một số sản phẩm được chờ đón như PlayStation 5, Airpods Max, khiến giá bán ở thị trường xách tay có lúc tăng hơn so với giá chính thức. Trong thời gian tới, một số nhà bán lẻ dự báo giá bán TV, màn hình, điện thoại có thể sẽ tăng.

Hải Đăng

Theo ictnews.vietnamnet.vn

]]> http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/san-pham/nhung-smartphone-cao-cap-giam-gia-cuoi-tuan-728581.html

http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/san-pham/nhung-smartphone-cao-cap-giam-gia-cuoi-tuan-728581.htmlSat, 17 Apr 2021 15:47:03 +0700Công nghệ

Những smartphone cao cấp giảm giá cuối tuần

iPhone 12 và Galaxy S21 đều điều chỉnh giá trong hai ngày mua sắm cuối tuần.

iPhone 12 và Galaxy S21 đều điều chỉnh giá trong hai ngày mua sắm cuối tuần.  

Cuối tuần này, một số mẫu máy trong dòng smartphone cao cấp của Samsung và Apple đều giảm giá. Đây là hoạt động khuyến mại hàng tuần của các nhà bán lẻ, áp dụng trên từng mẫu sản phẩm khác nhau.

Những smartphone cao cấp giảm giá cuối tuần
Những smartphone cao cấp của Samsung, Apple điều chỉnh giá cuối tuần. (Ảnh: H.Đ)

Tuần này, iPhone 12 Mini và iPhone 12 được điều chỉnh giảm. Bên cạnh đó, mẫu Samsung Galaxy S21 Ultra cũng xuống giá.

iPhone 12 Mini lập các kỷ lục giảm giá mới chưa từng có trước đây. Mẫu máy này giảm 1 triệu đồng so với hồi đầu tháng. Giá giảm còn 16,99 triệu (64GB), 18,99 triệu (128GB), 21,99 triệu đồng (256GB).

Ở các đại lý uỷ quyền nhỏ hơn, giá bán mẫu máy này thậm chí còn xuống hơn nữa. Cụ thể, phiên bản 64GB của máy chỉ còn 15,99 triệu, thiết lập mức đáy mới kể từ khi ra mắt. Phiên bản 256GB cũng chỉ còn 19,99 triệu đồng.

Chiếc iPhone 12 cũng có điều chỉnh nhẹ, nhưng giảm không hơn 1 triệu đồng so với đầu tháng này. Các máy có giá bán lần lượt 20,3 triệu (64GB), 22,2 triệu (128GB), 25 triệu đồng (256GB).

Những smartphone cao cấp giảm giá cuối tuần
iPhone 12 Mini giảm mạnh so với trước.

Trong tuần này, các mẫu máy cao cấp của Samsung điều chỉnh khá mạnh so với hồi cuối tháng 3, đầu tháng 4. Các máy đều giảm tới 8 triệu đồng (bao gồm giảm giá 3 triệu và quà tặng giảm trực tiếp 5 triệu đồng). Chẳng hạn, S21+ 128GB còn 22 triệu đồng, S21+ 256GB còn 22,35 triệu, S21 Ultra 128GB còn 21,6 triệu. Các mức này giảm mạnh so với đầu tháng 4, nhưng vẫn cao so với thời điểm giảm giá tuần cuối tháng 3.

Mức giảm có lợi nhất tuần này là mẫu Galaxy S21 Ultra 256GB, còn 25,99 triệu đồng, mức thấp nhất từ trước đến nay. Người dùng chịu khó tìm kiếm sẽ có mức giảm chỉ còn 23,9 triệu cho mẫu máy này.

Ngoài ra, chiếc Galaxy S21 - mẫu máy rẻ nhất trong dòng S21, cùng cấp với iPhone 12 Mini - cũng giảm xuống còn 14,99 triệu đồng, thấp hơn iPhone 12 Mini 1 triệu.

Chính sách giảm giá của nhà bán lẻ thường áp dụng trong hai ngày cuối tuần cho từng mẫu cụ thể. Do đó có thời điểm một mẫu máy sẽ giảm hay tăng giá tuỳ chính sách.

Hải Đăng

Tai nghe đắt nhất của Apple khan hàng tại Việt Nam

Tai nghe đắt nhất của Apple khan hàng tại Việt Nam

Chiếc Airpods Max gặp tình trạng thiếu hàng kể từ khi ra mắt, đến nay vẫn có hàng rất nhỏ giọt.

]]> http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/vien-thong/cong-nghe-6g-se-xuat-hien-vao-khoang-nam-2030-728365.html

http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/vien-thong/cong-nghe-6g-se-xuat-hien-vao-khoang-nam-2030-728365.htmlSat, 17 Apr 2021 07:57:01 +0700Công nghệ

Công nghệ 6G sẽ xuất hiện vào khoảng năm 2030

Gần đây, tại một hội nghị phân tích toàn cầu của Huawei, ông Eric Xu - Chủ tịch luân phiên của Huawei cho rằng, công nghệ 6G sẽ có mặt trên thị trường vào khoảng năm 2030.

Gần đây, tại một hội nghị phân tích toàn cầu của Huawei, ông Eric Xu - Chủ tịch luân phiên của Huawei cho rằng, công nghệ 6G sẽ có mặt trên thị trường vào khoảng năm 2030.

“Chúng tôi nghĩ rằng 6G sẽ có mặt trên thị trường vào khoảng năm 2030, nhưng chúng tôi vẫn chưa thực sự biết 6G là gì. Ngành công nghiệp của chúng tôi kỳ vọng sẽ đưa ra thứ gì đó nhằm đóng góp cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng vào khoảng năm 2030, giống như chúng tôi đã làm cho 4G và 5G”, ông Eric Xu nói.

{keywords}
Công nghệ 6G sẽ xuất hiện vào khoảng năm 2030

Ông Eric Xu cũng lưu ý rằng, Huawei hiện đang làm việc để xác định các thông số kỹ thuật chính của công nghệ 6G, đồng thời công ty có thể sớm phát hành sách trắng về 6G. Ông Eric Xu cho biết thêm: “Chúng tôi đang làm việc với những người chơi khác trong ngành công nghiệp di động để xác định 6G thực sự là gì. Có thể trong tương lai gần, chúng tôi sẽ tung ra sách trắng 6G của mình".

Ông Eric Xu nhận định rằng, sự phát triển trong tương lai của 6G sẽ phụ thuộc vào các trường hợp sử dụng tiềm năng cần sự hỗ trợ của công nghệ này.

“Nếu Huawei hoặc ngành công nghiệp toàn cầu có trí tưởng tượng hạn chế và nếu chúng ta không thể đưa ra một trường hợp sử dụng hấp dẫn cho 6G, thì có lẽ 6G sẽ không cần thiết. Nếu tất cả các trường hợp sử dụng cho 6G mà ngành công nghiệp sẽ đưa ra có thể được hỗ trợ bởi 5G hoặc 5.5G thì chúng ta sẽ không cần đến 6G. Sau đó, chúng ta có thể cần đợi thế hệ tiếp theo của mình, những người có thể thông minh hơn chúng ta và có những nhu cầu khác nhau. Họ có thể đưa ra một số trường hợp sử dụng mà chỉ 6G mới có thể giải quyết được. Đó sẽ là nơi mà 6G có thể tìm thấy giá trị của nó...”, ông Eric Xu phân tích.

Để chuẩn bị cho công nghệ di động thế hệ tiếp theo, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu nghiên cứu công nghệ 6G. Theo báo cáo của truyền thông nhà nước Trung Quốc, các cơ quan của chính phủ và viện nghiên cứu đã có các cuộc họp ban đầu với mục đích thành lập nhóm nghiên cứu và phát triển công nghệ 6G cấp quốc gia. Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc cho biết sẽ thành lập hai nhóm công tác để thực hiện các hoạt động nghiên cứu 6G.

Trong khi đó, đầu tuần này, Chính phủ Đức cho biết họ có kế hoạch cung cấp tài chính lên tới 700 triệu euro (833 triệu USD) cho nghiên cứu về các công nghệ 6G đến năm 2025. Trong một thông cáo, Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang Đức (BMBF) cho biết bắt đầu sáng kiến nghiên cứu đầu tiên của Đức về công nghệ 6G trong tuần này.

Bên cạnh Trung Quốc và Đức thì nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đã lên kế hoạch và đầu tư vào việc nghiên cứu và phát triển công nghệ 6G như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp và Phần Lan.

Phan Văn Hòa (theo Rcrwireless)

Apple ấp ủ kỳ vọng đón đầu công nghệ 6G

Apple ấp ủ kỳ vọng đón đầu công nghệ 6G

Thông báo tuyển dụng mới công bố cho thấy, “nhà Táo” đang tìm kiếm các kỹ sư tham gia vào việc nghiên cứu và phát triển công nghệ không dây 6G thế hệ tiếp theo.  

]]> http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/cac-nha-dau-tu-thien-than-da-kiem-duoc-bao-nhieu-tu-coinbase-728586.html

http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/cac-nha-dau-tu-thien-than-da-kiem-duoc-bao-nhieu-tu-coinbase-728586.htmlSat, 17 Apr 2021 15:51:28 +0700Công nghệ

Các nhà đầu tư thiên thần đã kiếm được bao nhiêu từ Coinbase?

Coinbase, sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất của Mỹ, đã niêm yết thành công trên NASDAQ và trở thành dấu mấu quan trọng trong sự phát triển của Bitcoin, cũng như các tài sản kỹ thuật số khác.

Coinbase, sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất của Mỹ, đã niêm yết thành công trên NASDAQ và trở thành dấu mấu quan trọng trong sự phát triển của Bitcoin, cũng như các tài sản kỹ thuật số khác.  

Là công ty liên quan đến Bitcoin đầu tiên IPO tại Mỹ, Coinbase mở cửa ở mức 381 USD trên thị trường Nasdaq vào thứ Tư, đã tăng lên 429 USD chỉ trong vài phút sau khi bắt đầu giao dịch và đóng cửa ở mức 328 USD vào cuối phiên.

Các nhà đầu tư thiên thần đã kiếm được bao nhiêu từ Coinbase?

Tính theo giá đóng cửa, giá trị thị trường của Coinbase đạt 65,39 tỷ USD. Nếu sử dụng lượng cổ phiếu sau khi pha loãng hoàn toàn (bao gồm quyền chọn và cổ phiếu nhân viên bị hạn chế), định giá của Coinbase đạt 85,78 tỷ USD.

Coinbase được thành lập vào năm 2012 và có 56 triệu người dùng trên toàn thế giới. Tài sản trên nền tảng ước tính lên tới 223 tỷ USD, chiếm 11,3% thị phần tài sản mã hóa. Tháng 9 năm ngoái, Coinbase được định giá dưới 6 tỷ USD và liên tục đạt mức cao nhờ biến động theo chiều hướng tăng của Bitcoin. Ngay trước khi Coinbase niêm yết, giá của hai loại tiền điện tử hàng đầu thế giới là Bitcoin và Ethereum đều đạt kỷ lục lịch sử mới.

Không còn nghi ngờ gì nữa, việc niêm yết Coinbase chắc chắn là một sự kiện lớn đối với tiền điện tử và ngành công nghiệp tiền điện tử. Được thành lập trong giai đoạn Bitcoin còn “non trẻ”, sau nhiều năm phát triển, Coinbase đã trở thành công ty dẫn đầu trong hệ sinh thái tiền điện tử. Hiện sàn tiền ảo này có giá trị cao gấp 10 lần so với định giá ở lần tài trợ vốn năm 2018 và cao hơn 4.000 lần so với vòng gọi vốn Series A vào 8 năm trước.

Vòng tài trợ: Quỹ đầu tư mạo hiểm Union Square “khai hỏa”

Trong năm 2013, nhà đầu tư nổi tiếng Fred Wilson đã trở thành nhà đầu tư nổi bật trong lĩnh vực công nghệ tiêu dùng. Không chỉ ghi dấu với các khoản đầu tư vào Twitter, Zynga, Etsy, Tumblr cũng như một số công ty công nghệ nổi tiếng khác, vào tháng 5/2013, Fred Wilson đã nhắm đến một lĩnh vực mới mà trước đó chưa có ai đặt chân đến.

“Trong vài năm, chúng tôi đã xem xét và tìm cách đầu tư vào hệ sinh thái Bitcoin”, Wilson viết trên trang blog của công ty Union Square Ventures vào ngày 8/5/2013. "Hôm nay, chúng tôi rất vui khi có thể nói về khoản đầu tư trong lĩnh vực mới”. Khoản đầu tư này chính là Coinbase.

Đây là khoản đầu tư Series A đã giúp Coinbase trở thành công ty khởi nghiệp Bitcoin đầu tiên hoàn thành việc cấp vốn giai đoạn đầu. Quy mô của vòng tài trợ là 5 triệu USD và giá mỗi cổ phiếu là 20 cent (0,20 USD), tại thời điểm đó, công ty được định giá khoảng 20 triệu USD. Ngoài Union Square Ventures, các nhà đầu tư khác còn có Ribbit Capital, SV Angel và Funders Club.

Hiện tại, sau khi Coinbase niêm yết, giá trị cổ phiếu mà Union Square Ventures nắm giữ lên tới xấp xỉ 4,6 tỷ USD. Là một người thích sử dụng các sản phẩm công nghệ mới nổi, Wilson nói rằng trước khi trở thành một nhà đầu tư thiên thần vào Coinbase, ông đã là một người dùng của nền tảng Coinbase. “Tôi mua và tiết kiệm bitcoin trên Coinbase”, Wilson viết.

Đối với Quỹ đầu tư mạo hiểm Union Square, Coinbase là dự án tiền điện tử đầu tiên mà họ tham gia. Sau đó, được mở rộng bằng 15 dự án khác, bao gồm các quỹ chuyên nghiệp trong lĩnh vực blockchain như Polychain Capital và MetaStable Capital.

Tài trợ Series B: A16Z đứng đầu là cổ đông lớn nhất

Mặc dù Union Square Ventures dẫn đầu khoản tài trợ Series A, nhưng họ không phải là nhà đầu tư bên ngoài lớn nhất của Coinbase hiện nay. Vị trí này thuộc về Quỹ Andreessen Horowitz (A16Z) đang nắm giữ số cổ phiếu trị giá khoảng 9,7 tỷ USD theo dữ liệu từ bản cáo bạch. 

Chỉ trong 7 tháng sau khi Coinbase hoàn thành khoản tài trợ Series A, A16Z đã dẫn đầu khoản tài trợ Series B trị giá 25 triệu USD với mức giá 1 USD mỗi cổ phiếu. A16Z sau đó tiếp tục tăng cổ phần thông qua quỹ 1,5 tỷ USD được huy động vào năm 2012 và một quỹ giai đoạn cuối, thậm chí còn mua một số cổ phiếu Coinbase từ Quỹ đầu tư mạo hiểm Union Square.

Bản cáo bạch cho thấy vào tháng 10/2019, A16Z đã mua số cổ phiếu trị giá 57,1 triệu USD từ Union Square Ventures với mức giá 23 USD mỗi cổ phiếu. Khoảng một năm sau, họ tiếp tục thâu tóm 30 triệu USD cổ phiếu với đơn giá 28,83 USD. Trong đó, Quỹ Union Square đã bán khoảng 28% cổ phần trong 5 giao dịch riêng biệt và chỉ tính 3,53 triệu cổ phiếu sang nhượng cho A16Z hiện đã được định giá lên tới 1,2 tỷ USD. 

Điều đáng nói là Coinbase không phải là dự án duy nhất mà cả Union Square Ventures và A16Z đều tham gia. Cả hai đã đầu tư vào Dapper Labs, nhóm phát triển của loạt game NBA Top Shot, công ty đang phát triển dự án NFT. Các dự án lớn nhất của Dapper Labs trước đây bao gồm game blockchain CryptoKitties nổi tiếng.

Tài trợ Series C: Sự ra mắt của thành viên hội đồng quản trị đầu tiên

Vào cuối năm 2014, Barry Schuler, một đối tác của công ty đầu tư mạo hiểm DFJ Growth, cũng tham gia vào Coinbase. Tại thời điểm này, tiền mã hóa đã dần được chấp nhận rộng rãi. Schuler được biết đến với vai trò lãnh đạo nhóm American Online (AOL). Với mong muốn dẫn đầu vòng tài trợ Series C, ông đã đề nghị Wilson của Union Square Ventures, cũng như những người đồng sáng lập Coinbase là Brian Armstrong và Fred Ehrsam thành lập hội đồng quản trị, đồng thời áp dụng tất cả biện pháp pháp lý để bảo vệ các nhà đầu tư.

Cuối cùng, DFJ Growth đã dẫn đầu vòng tài trợ C bằng 75 triệu USD với mức giá 2,76 USD/cổ phiếu, khi công ty được định giá khoảng 500 triệu USD. Lợi tức từ khoản đầu tư này hiện cao tới 120 lần.

Phong Vũ

Bitcoin, Dogecoin lập đỉnh trong ngày Coinbase chính thức lên sàn

Bitcoin, Dogecoin lập đỉnh trong ngày Coinbase chính thức lên sàn

Sắc xanh bao trùm thị trường tiền mã hóa trong ngày Coinbase lên sàn khiến nhà đầu tư hồ hởi chốt lời.

]]> http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/tho-nhi-ky-cam-thanh-toan-bang-tien-dien-tu-728583.html

http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/tho-nhi-ky-cam-thanh-toan-bang-tien-dien-tu-728583.htmlSat, 17 Apr 2021 15:48:53 +0700Công nghệ

Thổ Nhĩ Kỳ cấm thanh toán bằng tiền điện tử

Lệnh cấm mới đưa ra của Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đối với việc thanh toán bằng tiền điện tử sẽ chính chức có hiệu lực từ ngày 30/4 tới đây.

Lệnh cấm mới đưa ra của Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đối với việc thanh toán bằng tiền điện tử sẽ chính chức có hiệu lực từ ngày 30/4 tới đây.  

Theo thông báo của Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ, tiền mã hóa sẽ không được phép sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để thanh toán, và quy định có hiệu lực vào ngày 30/4. Thông báo nêu rõ các tổ chức thanh toán và tổ chức tiền điện tử sẽ không thể đóng vai trò là nền tảng trung gian để cung cấp các dịch vụ giao dịch, lưu ký, chuyển nhượng hoặc phát hành cho tài sản mã hóa.

Thổ Nhĩ Kỳ cấm thanh toán bằng tiền điện tử

Theo nhận định của Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ, có những rủi ro lớn đối với tài sản tiền điện tử. Điều này là do tài sản mã hóa không phải tuân theo bất kỳ cơ chế quản lý và giám sát nào, cũng như không được quản lý bởi các cơ quan trung ương. Giá trị thị trường của tiền điện tử dao động quá mức và chúng cũng có thể được sử dụng cho hoạt động bất hợp pháp.

Sau khi Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ công bố lệnh cấm thanh toán bằng tiền mã hóa, giá Bitcoin đã lao dốc nhanh chóng vào ban ngày và hiện giảm xuống dưới mốc 62.000 USD, giao dịch gần nhất là gần 61.158 USD. Tuy nhiên, cần chỉ ra rằng mặc dù Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giám sát các dịch vụ thanh toán liên quan đến tiền điện tử song tiền gửi Bitcoin và tài sản kỹ thuật số khác không được bao gồm trong quy định mới, điều này cho thấy vẫn có chỗ trống cho các giao dịch liên quan.

Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ hạn chế tiền điện tử?

Lý do khiến Thổ Nhĩ Kỳ có động thái này xuất phát từ việc Thống đốc Ngân hàng Trung ương bất ngờ bị sa thải vào giữa tháng 3. Thời điểm đó nước này phải hứng chịu “ba đợt tiêu diệt của cổ phiếu, trái phiếu và tỷ giá hối đoái”. Tỷ giá hối đoái của đồng lira có lúc giảm hơn 15%.

Dữ liệu cho thấy tỷ lệ lạm phát của Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng lên 16,19% trong tháng 3, mức cao nhất trong 6 tháng. Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp tại đây vẫn nhiều, lên tới 13,4% khiến nền kinh tế tiếp tục rối loạn. Theo đánh giá từ tổ chức Goldman Sachs, tỷ lệ lạm phát của Thổ Nhĩ Kỳ có thể tiếp tục tăng lên mức đỉnh 18% trong tháng 4.

Tại cuộc họp lãi suất mới nhất vào thứ Năm, tân Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ Sahap Kavcioglu đã thay đổi phong cách của người tiền nhiệm và giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 19%. Đồng thời, ông không nhắc lại cam kết của tháng trước là thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ. Điều này khiến người dân lo ngại tỷ giá đồng lira có thể giảm sâu hơn nữa, và siêu lạm phát trở nên khó kiềm chế hơn.

Do đó, người dân Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng bắt đầu trao đổi đồng lira lấy tiền điện tử, gây thêm áp lực giảm giá đối với đồng lira. Robin Brooks, nhà kinh tế trưởng tại Viện Tài chính Quốc tế, cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt với nguy cơ dòng vốn chảy ra ồ ạt, làm suy yếu đồng lira và mang lại nhiều cơ hội cho Bitcoin tăng giá.

Động thái của người dân Thổ Nhĩ Kỳ?

Theo dữ liệu từ công ty phân tích blockchain Chainalysis, khối lượng giao dịch tiền điện tử trên thị trường Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng vọt sau khi cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương bị sa thải. Từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 3, khối lượng giao dịch tiền điện tử đạt 218 tỷ lira, so với chỉ 7 tỷ lira cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, chỉ 4 ngày kể từ khi cựu Thống đốc bị sa thải, khối lượng giao dịch tiền điện tử nội địa ở nước này đã đạt hơn 23 tỷ lira.

Đồng thời, xu hướng tìm kiếm trực tuyến trên Google về Bitcoin tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng đạt mức cao nhất trong lịch sử vào tháng Ba. Trong vòng vài giờ sau khi đồng lira giảm mạnh, các tìm kiếm về Bitcoin đã tăng 566%. Do nằm ngoài thẩm quyền của chính phủ và Ngân hàng Trung ương, Bitcoin đã trở thành một công cụ bảo hiểm rủi ro hấp dẫn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù Bitcoin thậm chí còn hỗn loạn hơn đồng lira, nhưng Bitcoin có xu hướng tăng trong khi lira dường như đang lọt vào một hố sâu không đáy.

Thị trường tăng giá hiện tại của tiền điện tử thậm chí còn khiến nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ không hài lòng với việc giao dịch Bitcoin và Ethereum. Họ bắt đầu tìm kiếm “tiền tệ thay thế” với hy vọng thu được lợi nhuận nhanh hơn - những loại tiền điện tử này rẻ hơn và càng kém ổn định.

Hiện tại, BtcTurk, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ, có hơn 1 triệu người dùng trên nền tảng. Với lệnh cấm thanh toán mới nhất của Ngân hàng Trung ương vừa được ban hành, liệu làn sóng tiền điện tử tại đây có kết thúc, và những sàn giao dịch điện tử như BtcTurk sẽ đi về đâu? Hãy cùng chờ xem!

Phong Vũ

Mỹ - Trung trong cuộc chiến khai thác tiền điện tử Bitcoin

Mỹ - Trung trong cuộc chiến khai thác tiền điện tử Bitcoin

Nhóm thợ đào (miner) tại Mỹ đang huy động hàng trăm triệu đô la để giành phần thắng trong cuộc chiến khai thác tiền điện tử Bitcoin với các máy tính tại Trung Quốc.

]]> http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/cu-chuyen-minh-ngoan-muc-cua-sony-728490.html

http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/cu-chuyen-minh-ngoan-muc-cua-sony-728490.htmlSat, 17 Apr 2021 08:18:11 +0700Công nghệ

Cú chuyển mình ngoạn mục của Sony

sony, điện tử nhật bản

Năm tài khóa 2011, Sony báo lỗ kỷ lục 5,7 tỷ USD. Năm 2014, một công ty nhận định Sony 78% khả năng phá sản trong vòng 2 năm. Song Sony chứng minh họ không ‘dễ chơi’ như vậy.

Ba tháng cuối năm 2020, Sony bán được 4,5 triệu máy chơi game PlayStation 5; lợi nhuận hoạt động đạt 359,2 tỷ yên (3,4 tỷ USD), tăng 20% so với cùng kỳ năm 2019 và vượt kỳ vọng của nhà đầu tư; doanh thu đạt 2,7 nghìn tỷ yên, tăng 9%.

Sony nâng mức dự báo lợi nhuận năm tài khóa 2020 (kết thúc tháng 3/2021) lên 940 tỷ yên, tăng 34% so với mức dự báo ban đầu (700 tỷ yên). Doanh số dự kiến đạt 8,8 nghìn tỷ yên.

Sony cho biết doanh số bộ phận game tăng 40% lên 883,2 tỷ yên nhờ màn ra mắt vào tháng 11/2020 của PlayStation 5 và doanh số phần mềm game. PlayStation 5 thu hút khách hàng nhờ hiệu suất và đồ họa cải tiến cùng các tựa game độc quyền.

Bên cạnh mảng game, bộ phận âm nhạc của Sony cũng làm ăn tốt. Dịch Covid-19 kéo doanh thu stream nhạc đi lên, trong khi bộ phim hoạt hình “Demon Slayer” mà Sony đồng phát hành thành công vang dội, thúc đẩy doanh số đáng kể. Công ty dự đoán lợi nhuận hoạt động thường niên của bộ phận này tăng 26%, đạt 180 tỷ yên. Ngoài ra, doanh thu và lợi nhuận từ bộ phận cảm biến ảnh ước đạt 1 nghìn tỷ yên và 136 tỷ yên.

Kết quả này cho thấy Sony đã thực hiện thành công cú chuyển mình từ tập đoàn điện tử sang “ông trùm” giải trí dưới bàn tay của CEO Kenichiro Yoshida và trước đó là CEO Kazuo Hirai.

Cú chuyển mình ngoạn mục của Sony

Ông Yoshida, vị lãnh đạo được tờ Nikkei đánh giá là kiệm lời, sâu sắc, tiếp quản Sony từ người tiền nhiệm Kazuo Hirai năm 2018. Ông Hirai là người đưa Sony vượt qua khủng hoảng năm 2012. Bộ đôi dìu dắt Sony phục hồi sau nhiều năm thua lỗ.

Cú chuyển mình ngoạn mục của Sony

Ông Hirai đưa Yoshida từ bộ phận dịch vụ Internet lên hàng ngũ cấp cao tháng 11/2013. Nửa năm sau, ông Yoshida tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Tài chính (CFO) và là cánh tay phải cho ông Hirai. Ông Yoshida chính là người ra lệnh cắt giảm nhân sự, bán thương hiệu máy tính Vaio, tách bộ phận tivi và kìm cương tham vọng tốn kém của Sony trên mặt trận smartphone.

Theo nhà phân tích Atul Goyal, dù bản thân là người nhẹ nhàng, khi tiếp xúc, ông Yoshida để lại ấn tượng ở trí thông minh “dữ dội” và đầu óc chính trị khôn ngoan cần thiết để lèo lái một tập đoàn lớn như Sony.

Cú chuyển mình ngoạn mục của Sony

Với hơn 30 năm kinh nghiệm tại Sony, phần lớn sự nghiệp của ông Yoshida nằm ngoài bộ phận kinh doanh điện tử cốt lõi. Từ năm 2000 tới 2013, chủ yếu ông làm cho bộ phận Internet So-net. Một tháng sau khi làm CFO, ông chỉ trích những người đi trước vì không thay đổi được Sony theo ngành công nghiệp điện tử. Ông cũng đưa ra dự báo doanh thu, lợi nhuận cụ thể cho từng bộ phận, chú trọng mảng kinh doanh game, phim ảnh, âm nhạc. Ông ví việc tái cơ cấu các bộ phận đang “hấp hối” như cấp cứu và thề sẽ không có một “vùng cấm” nào. Vaio nhanh chóng “lên đường”.

Sứ mệnh của ông Yoshida đối với Sony luôn phức tạp nhưng còn thách thức hơn nhiều do Covid-19. Dù vậy, ông tin rằng ngay cả khi phương pháp làm việc, giải trí thay đổi, động cơ và cảm hứng, khao khát của con người thì không.

Cú chuyển mình ngoạn mục của Sony

Yoshida không muốn Sony tồn tại một cách nhỏ bé. Ông từ chối tách bộ phận cảm biến hình ảnh theo yêu cầu của quỹ đầu tư Third Point. Ông xem trọng giá trị tương lai của các bộ phận ít liên quan đến giải trí như bảo hiểm nhân thọ, thiết bị y tế. “Trong quá khứ, chúng tôi đa dạng hóa để sống sót. Tôi muốn đa dạng là một thế mạnh”, ông nói.

Đổi mới và kỷ luật làm nên nửa thế kỷ sáng tạo tại Sony, từ đài bán dẫn đầu tiên của Nhật Bản năm 1995 đến tivi màu Trinitron năm 1968, Walkman năm 1979 và PlayStation 1994. Năm 2018, ông Yoshida nhắc lại bài học của đồng sáng lập Sony: ý thức về quản trị, nhu cầu khiêm nhường và sự quan trọng của tầm nhìn dài hạn.

Nhờ kinh qua nhiều đời CEO Sony, ông Yoshida hiểu rõ triết lý lãnh đạo, bao gồm cân nhắc mọi góc độ trước khi ra quyết định. Theo ông, một lãnh đạo phải “ra quyết định cần thiết vào thời điểm cần thiết và chịu trách nhiệm trước kết quả”. Ngoài ra, còn hai trọng trách khác của CEO, đó là vạch ra hướng đi cho công ty và giao phó cho ai làm gì, trong bao lâu.

Cú chuyển mình ngoạn mục của Sony

Nếu video game vẫn được tính là điện tử tiêu dùng, vị trí của Sony vô cùng vững chắc. PlayStation 4 ghi nhận thành công vang dội kể từ khi ra mắt năm 2013 với doanh số vượt 100 triệu máy, cao gấp đôi Microsoft Xbox. Riêng tựa game Spider Man đã bán được 13 triệu bản.

Cú chuyển mình ngoạn mục của Sony

Sony giảm lệ thuộc tài chính vào game nhờ bán và ra mắt phiên bản PlayStation mới mỗi 6 hoặc 7 năm. Năm 2015, công ty giới thiệu PlayStation Now, dịch vụ stream trực tuyến cho phép người dùng lựa chọn từ bộ sưu tập hơn 400 tựa game với giá 10 USD/tháng. PlayStation Plus là dịch vụ khác để người dùng truy cập game nhiều người chơi trực tuyến, có hơn 47 triệu thuê bao tính đến tháng 12/2020.

Các nhà đầu tư hài lòng với doanh thu định kỳ mà Sony mang về. Theo nhà phân tích Masahiro Ono, Sony là hãng điện tử Nhật Bản duy nhất vượt qua mốc lợi nhuận trước khủng hoảng Lehman. Ông Yoshida biết rằng công ty phải trở nên bền vững và tăng trưởng liên tục. Đó là lý do vì sao ông xem “định kỳ” là từ khóa. “Tôi tin rằng điều này biến ông ấy thành một CEO thành công”, Ono nhận xét.

Về lâu dài, Sony sẽ phải đối mặt với game đám mây cùng sự phổ biến của mạng 5G và các nền tảng chơi game trên smartphone như Apple Arcade và Google Stadia. Dù vậy, tại thời điểm này, những nhược điểm của chơi game trực tuyến như độ trễ trong game nhiều người chơi chính là lợi thế của game console.

Cú chuyển mình ngoạn mục của Sony

Sony cũng tỏ ra thức thời khi tháng 5/2019 bất ngờ tuyên bố hợp tác với đối thủ Microsoft để phát triển các giải pháp đám mây tương lai. Nó cho thấy Sony hiểu rằng thời hoàng kim của console không kéo dài mãi mãi.

Mảng kinh doanh tương tác của Sony còn được hưởng lợi từ Covid-19 khi mọi người phải làm việc, học tập và giải trí tại nhà. Giãn cách xã hội khuyến khích game thủ tương tác từ xa với nhau. Sony đã đưa ra sáng kiến “Play at Home” để game thủ tải về một số tựa game miễn phí. Theo ông Yoshida, phải để nhân viên cảm thấy họ đang làm điều có ích cho xã hội, mang nội dung đến tận nhà cho mọi người là vô cùng quan trọng trong bối cảnh dịch bệnh.

Điều mỉa mai với Sony là họ ngày càng thành công trong lĩnh vực smartphone, nhưng không phải như một thương hiệu điện thoại mà là nhà sản xuất linh kiện. Khi thiết bị sở hữu 3 hay 4 camera, nhu cầu cảm biến CMOS tăng lên đáng kể, khiến Sony đầu tư hơn 900 triệu USD tăng công suất bằng cách xây nhà máy mới tại Nagasaki. Theo hãng nghiên cứu Techno System Research, năm 2019, Sony nắm gần một nửa thị trường cảm biến ảnh toàn cầu với 49,1% thị phần, bỏ xa Samsung Electronics (17,9%).

Cú chuyển mình ngoạn mục của Sony
Cú chuyển mình ngoạn mục của Sony

Sony không chỉ sản xuất cảm biến smartphone mà còn cả máy ảnh chuyên nghiệp cao cấp và kính hiển vi dùng trong phẫu thuật. Công ty con Sony Financial Holdings kinh doanh bảo hiểm nhân thọ từ năm 1981 và điều hành viện dưỡng lão. Năm 2013, vào thời kỳ tăm tối hậu khủng hoảng Lehman, Sony Financial đóng góp 2/3 lợi nhuận cho Sony.

Khẩu hiệu của Sony là “kando”, tức là sản xuất sản phẩm, dịch vụ mang lại cảm giác phấn khích và kỳ diệu. Hầu hết thiết bị tiêu dùng của hãng nhằm mục đích giải trí. Song rõ ràng họ đang hướng tới cách tiếp cận rộng hơn cho tương lai. Tại triển lãm CES 2020, công ty giới thiệu concept xe tự lái dùng cảm biến của mình để điều hướng. Ông Yoshida tin rằng xu hướng lớn tiếp theo smartphone sẽ là dịch chuyển (mobility) và họ muốn đóng góp từ góc độ an toàn, bảo mật và giải trí.

Cú chuyển mình ngoạn mục của Sony

Sự đa dạng đó mang nhiều đặc trưng của một tập đoàn Nhật Bản hơn là phương Tây. Ông Yoshida nhấn mạnh giá trị tài chính khi sở hữu danh mục sản phẩm đa dạng với vòng đời sản phẩm khác nhau. Ngoài giải trí, Sony có mảng kinh doanh khác hỗ trợ con người, từ y tế đến bảo hiểm nhân thọ. Thiết bị y tế mang tính dài hạn, tương đối khác với smartphone. Chính sự đa dạng ấy giúp công ty ổn định.

Sau khi lấy lại niềm tin của nhà đầu tư, ông Yoshida cởi mở với mọi phương án trong thế giới luôn thay đổi. Ông muốn Sony giành miếng bánh lớn hơn trên thị trường xe tự lái khi bán một gói cảm biến cho các hãng sản xuất. Ông có thể thấy trước công nghệ và cảm biến Sony sẽ được tích hợp trong nhiều thiết bị. Đôi lúc, ông cho rằng “vạn vật kết nối” sẽ chuyển sang “vạn vật thông minh”.

Cú chuyển mình ngoạn mục của Sony

Sau cùng, các sản phẩm y tế của Sony, thậm chí cả bảo hiểm nhân thọ, hoàn toàn có khả năng là sức mạnh tiềm ẩn trong thế giới hậu Covid-19. Giải trí mang lại giá trị cộng đồng nhưng giữ cho mọi người an toàn, khỏe mạnh cũng vậy. Với CEO Sony, “ngay bây giờ, điều tôi có thể làm là giữ cho nhân viên an toàn. Đó là điều quan trọng nhất”.

Cú chuyển mình ngoạn mục của Sony

Theo ictnews.vietnamnet.vn

]]> http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/chuyen-bay-tu-lai-hoan-toan-dau-tien-tren-the-gioi-728362.html

http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/chuyen-bay-tu-lai-hoan-toan-dau-tien-tren-the-gioi-728362.htmlSat, 17 Apr 2021 07:57:54 +0700Công nghệ

Chuyến bay tự lái hoàn toàn đầu tiên trên thế giới

Mới đây, Công ty Xwing - một công ty có trụ sở tại San Francisco (Mỹ) đã tuyên bố trở thành hãng hàng không đầu tiên với chuyến bay tự động hoàn toàn từ lúc cất cánh đến lúc hạ cánh.

Mới đây, Công ty Xwing - một công ty có trụ sở tại San Francisco (Mỹ) đã tuyên bố trở thành hãng hàng không đầu tiên với chuyến bay tự động hoàn toàn từ lúc cất cánh đến lúc hạ cánh.

Theo đó, công ty Xwing đang chuẩn bị giới thiệu công nghệ tự lái trên các chuyến bay vận chuyển hàng hóa trong khu vực, một lĩnh vực đang bị bỏ rơi trong cuộc đua toàn cầu về công nghệ tự lái.

{keywords}

Chiếc máy bay mang nhãn hiệu Cessna Grand Caravan 208B thực hiện chuyến bay tự lái đầu tiên.

Tuy nhiên, các chuyến bay tự lái có thể chỉ phục vụ cho những quãng đường dưới 500 dặm và có tầm quan trọng thương mại đáng kể. Xwing tin rằng, họ có thể giành được chỗ đứng trong bối cảnh nhu cầu về vận chuyển hàng hóa đang ngày càng tăng lên.

Marc Piette - Giám đốc điều hành và người sáng lập của Xwing cho biết: “Trong năm qua, nhóm của chúng tôi đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc mở rộng và tinh chỉnh hệ thống lái tự động (AutoFlight) của mình để tích hợp liền mạch các hoạt động từ chạy trên đường băng đến cất cánh, hạ cánh và hoạt động bay, tất cả đều được giám sát từ trung tâm điều hành của chúng tôi thông qua các tuyến liên kết dữ liệu. Ngoài ra, các hoạt động vận chuyển hàng hóa thương mại được thử nghiệm của chúng tôi đã cung cấp các nguồn cung cấp thiết yếu bao gồm vắc xin Covid-19 cho các cộng đồng vùng sâu vùng xa kể từ tháng 12 năm 2020”.

Chuyến bay được thực hiện gần đây là một chiếc máy bay mang nhãn hiệu Cessna Grand Caravan 208B đã rời đường băng, cất cánh, hạ cánh và quay trở lại điểm xuất phát hoàn toàn tự động. Chuyến bay được giám sát từ xa và tất cả các tương tác kiểm soát không lưu đều được thực hiện từ mặt đất.

Sau những vụ tai nạn gần đây liên quan đến lỗi hệ thống tự lái trên máy bay 737MAX của Boeing, nhiều người cho rằng niềm tin của hành khách đã bị xói mòn đáng kể.

Tuy nhiên, một nghiên cứu của công ty ANSYS gần đây cho thấy không phải như vậy. Trên thực tế, 70% hành khách nói rằng họ sẵn sàng bay trên các chuyến bay tự lái.

Việc gia nhập thị trường hàng không tự lái của Xwing được xem là đúng lúc. Các báo cáo mới đây cho thấy, đến năm 2025, trên toàn cầu thiếu khoảng 34.000 phi công. Các dịch vụ hậu cần (logistics) cũng đang căng thẳng với nhu cầu giao hàng nhanh ngày càng tăng.

Với sự gia tăng doanh số thương mại điện tử lên tới 4,2 nghìn tỷ USD, sự thành công của thương mại điện tử vốn dĩ phụ thuộc vào hiệu quả của ngành vận tải hàng không. Xwing có kế hoạch tận dụng công nghệ của mình cho hậu cần thương mại điện tử, cho phép tiếp cận nhiều hơn đến các sân bay nhỏ và vận chuyển hàng hóa hiệu quả hơn.

Phan Văn Hòa (theo ZDnet)

Trung Quốc "chớp thời cơ" lật đổ Mỹ trong cuộc đua xe tự lái

Trung Quốc "chớp thời cơ" lật đổ Mỹ trong cuộc đua xe tự lái

Trong lúc Mỹ vẫn đang phải đóng cửa vì dịch bệnh, các công ty sản xuất xe tự lái Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng thời cơ để vươn lên.

]]> http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/jack-ma-xuat-hien-cung-putin-my-canh-bao-kha-nang-va-cham-ve-tinh-728442.html

http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/jack-ma-xuat-hien-cung-putin-my-canh-bao-kha-nang-va-cham-ve-tinh-728442.htmlSat, 17 Apr 2021 05:30:00 +0700Công nghệ

Jack Ma xuất hiện cùng Putin, Mỹ cảnh báo khả năng va chạm vệ tinh

Jack Ma xuất hiện cùng Putin; Mỹ cảnh báo khả năng va chạm vệ tinh; Huawei tuyên bố vượt Tesla;... là những thông tin nổi bật trong bản tin Công nghệ thứ 7 tuần này.

Jack Ma xuất hiện cùng Putin; Mỹ cảnh báo khả năng va chạm vệ tinh; Huawei tuyên bố vượt Tesla;... là những thông tin nổi bật trong bản tin Công nghệ thứ 7 tuần này.

Hải Nguyên - Đinh Tuấn

Siêu xe điện: Nhiệm vụ bất khả thi?

Siêu xe điện: Nhiệm vụ bất khả thi?

Siêu xe hoặc siêu xe bản giới hạn chạy điện đang trở thành mối bận tâm lớn của các ông lớn trong ngành siêu xe và cả những người yêu xe.

]]> http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/ap-luc-cua-nha-san-xuat-dai-loan-tai-hong-mon-yen-nganh-ban-dan-728494.html

http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/ap-luc-cua-nha-san-xuat-dai-loan-tai-hong-mon-yen-nganh-ban-dan-728494.htmlSat, 17 Apr 2021 08:24:30 +0700Công nghệ

Áp lực của nhà sản xuất Đài Loan tại “Hồng Môn yến” ngành bán dẫn

Sự thiếu hụt chip ô tô đã lan rộng sang các ngành nghề sản xuất khác, khiến TSMC buộc phải chịu sức ép lớn tại hội nghị thượng đỉnh do Tổng thống Biden tổ chức.

Sự thiếu hụt chip ô tô đã lan rộng sang các ngành nghề sản xuất khác, khiến TSMC buộc phải chịu sức ép lớn tại hội nghị thượng đỉnh do Tổng thống Biden tổ chức.  

Hậu đại dịch, ngành công nghiệp bán dẫn đã thay đổi từ một ngành công nghiệp quan trọng trong quá khứ thành “ngành công nghiệp chủ chốt”, điều này cũng khiến sức mạnh công nghệ của TSMC trở thành một chủ đề quốc tế được bàn tán.

Áp lực của nhà sản xuất Đài Loan tại “Hồng Môn yến” ngành bán dẫn

Ngày 12/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã triệu tập các công ty công nghệ lớn và tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về khả năng phục hồi chuỗi cung ứng bán dẫn. Tổng cộng 18 CEO đã tham dự, bao gồm cả Chủ tịch TSMC Lưu Đức Âm (Mark Liu). Bên cạnh đó, còn có Bộ ngoại giao Mỹ, tập đoàn Intel, GlobalFoundries, Micron Technology, NXP, Samsung và một số nhà sản xuất bán dẫn khác.

“Lý do tôi có mặt ở đây hôm nay là để thảo luận về việc làm thế nào để củng cố ngành công nghiệp bán dẫn trong nước và đảm bảo chuỗi cung ứng tại Mỹ”, Tổng thống Biden nói rõ khi khai mạc. Các nhà lãnh đạo ngành tham dự hội nghị đều là những nhân vật chủ chốt trong việc duy trì mục tiêu này.

Ông Biden thẳng thắn nói: “Khả năng cạnh tranh phụ thuộc bởi việc đầu tư vào đâu và như thế nào. Là một quốc gia, chúng tôi đã có một thời gian dài không đầu tư lớn, táo bạo để vượt qua các đối thủ toàn cầu. Chúng tôi đang nghiên cứu và phát triển trong tình trạng hạ tầng sản xuất đã tụt hậu. Thành thật mà nói, chúng tôi phải đẩy mạnh cuộc chơi của mình”.

TSMC đóng vai trò gì trong buổi “Hồng Môn yến” này?

Trước hết, điều mà hội nghị thượng đỉnh này sẽ giải quyết là tình trạng thiếu chip ô tô. Từ đầu năm nay, chính phủ Đức và Nhật Bản đã kêu gọi TSMC tăng năng lực sản xuất để cung cấp cho ngành công nghiệp ô tô đang bấp bênh.

Xét từ danh sách các ghế, ba nhà sản xuất ô tô lớn của Mỹ là GM General Motors, Ford Ford Motor và công ty mẹ của Chrysler là Stellattis đều có mặt, ông Biden rõ ràng cũng đang đưa ra những “lời kêu gọi” tương tự, đặc biệt là khi GM và Ford mới chỉ tuyên bố kế hoạch cắt giảm sản lượng tuần trước.

Trong khi đó, với NXP, tất cả nguồn chip do hãng này sản xuất đều sẽ được tích hợp trực tiếp vào ô tô và không phân phối qua bên thứ 3. Điều này nghĩa là dù Tổng thống Mỹ muốn có chỗ trống trong chuỗi cung ứng của NXP cũng là điều không thể xảy ra. Ngoài ra, các ngành công nghiệp y tế và vũ khí cũng đang gây ra tình trạng thiếu chip.

Chính vì vậy, bên cạnh nhóm chính là các nhà sản xuất ô tô, nhu cầu chip liên quan đến mạng/truyền thông máy tính cũng là vấn đề cần được giải quyết tại hội nghị thượng đỉnh lần này. Cụ thể là nhu cầu của AT&T, Alphabet (công ty mẹ của Google), Dell và Hewlett-Packard…

Ngoài ra, từ danh sách những khách mời “chứng kiến” mà Reuters tiết lộ, bất ngờ có hai công ty của Mỹ, một là công ty công nghệ y tế lớn nhất thế giới Medtronic Medtronic, hai là nhà sản xuất vũ khí quân sự Northrop Grumman. Điều đó cho thấy, nhu cầu đối với chất bán dẫn và chip đã thâm nhập sâu vào các lĩnh vực, không chỉ ở các ngành sản xuất thông thường.

Khi chuỗi cung ứng không còn chỗ trống, khả năng sản xuất mở rộng của TSMC đã được nhắm đến và áp lực từ Tổng thống Mỹ cũng như từ các đối tác chính có mặt tại hội nghị đã khiến nhà sản xuất chip Đài Loan phải tỏ thái độ.

TSMC hứa hẹn năng lực sản xuất tại Mỹ sẽ đáp ứng kỳ vọng của ông Biden

Để đáp lại sự mong đợi của Tổng thống Mỹ, Chủ tịch TSMC Lưu Đức Âm đành phải lên tiếng hứa hẹn: “TSMC sắp xây dựng một nhà máy wafer tiến trình 5 nanomet ở Phoenix, Arizona. Dự án này là một trong những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trong lịch sử của Mỹ và hợp tác song phương sẽ được đảm bảo”.

Theo đó, nhà máy 5 nanomet ở Arizona của TSMC sẽ được khởi công xây dựng trong năm nay, và sản xuất hàng loạt dự kiến ​​vào năm 2024, với vốn đầu tư khoảng 12 tỷ USD. Có điều, cho dù có bị ép hết công suất nhưng khả năng mở rộng của TSMC là có hạn vào thời điểm hiện tại và rất có thể đây chưa phải là động thái cuối cùng của Tổng thống Mỹ.

Một nhà phân tích trong ngành nhận định, nếu chính phủ Mỹ muốn đảm bảo năng lực sản xuất, họ có thể hạn chế dây chuyền của TSMC chỉ cung cấp cho các ngành công nghiệp Mỹ. Tuy nhiên, để đảm bảo cung ứng được cho cả ngành sản xuất ô tô, máy tính và mạng cũng như một số lĩnh vực khác, đây là điều không đơn giản bởi sự khác biệt về công nghệ. Đó là điều mà cả TSMC lẫn các nhà sản xuất tại Mỹ cần phải cân nhắc.

Phong Vũ

Tình trạng thiếu chip bán dẫn đang làm tổn thương các ngành công nghiệp Mỹ

Tình trạng thiếu chip bán dẫn đang làm tổn thương các ngành công nghiệp Mỹ

Chip bán dẫn là thành phần quan trọng của thiết bị điện tử hiện đại và có thể được tìm thấy trong hàng nghìn sản phẩm được sử dụng hàng ngày, bao gồm ô tô, máy tính, điện thoại thông minh và thiết bị y tế…

]]> http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/vi-sao-yahoo-van-song-khoe-o-nhat-ban-728376.html

http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/vi-sao-yahoo-van-song-khoe-o-nhat-ban-728376.htmlFri, 16 Apr 2021 16:31:29 +0700Công nghệ

Vì sao Yahoo vẫn sống khỏe ở Nhật Bản?

Văn hóa ưa chuộng cái cũ của người Nhật đã khiến cho Yahoo! Japan đến nay vẫn duy trì được vị thế dẫn đầu ở xứ sở hoa anh đào.

Văn hóa ưa chuộng cái cũ của người Nhật đã khiến cho Yahoo! Japan đến nay vẫn duy trì được vị thế dẫn đầu ở xứ sở hoa anh đào.

Yahoo! Japan là liên doanh giữa Yahoo và tập đoàn đầu tư công nghệ nổi tiếng SoftBank từ năm 1996. Trong cuộc đại khủng hoảng của Yahoo trên toàn cầu, Yahoo! Japan gần như không chịu nhiều ảnh hưởng bởi nó vốn hoạt động độc lập và gần như không chịu sự chi phối của công ty mẹ.

Năm 2017, khi Verizon thâu tóm phần lớn tài sản của Yahoo trên đất Mỹ, Yahoo! Japan vẫn hoạt động bình thường tại Nhật Bản. Thậm chí thương hiệu Yahoo vẫn được quyền sử dụng dưới sự cấp phép của Verizon.

Vì sao Yahoo vẫn sống khỏe ở Nhật Bản?
Giao diện Yahoo! Japan đến nay vẫn rất cũ, nhưng như thế là đủ với người Nhật.

Nếu Yahoo! Japan phải đổi tên thương hiệu, chưa chắc website này còn phổ biến ở Nhật. Thật vậy, trang chủ Yahoo! Japan vẫn đang dùng kiểu thiết kế cũ khá đơn điệu và thuần HTML. Toàn bộ website (bao gồm logo) là phiên bản từ đời đầu ra mắt năm 1996 nhưng thêm thắt các biểu tượng (icon) cho thêm phần sinh động.

Điều này xuất phát từ một thực tế là người Nhật có thói quen dùng ‘đồ cổ’. Đất nước này vẫn dùng đến máy fax để trao đổi công việc trong mùa Covid-19, ưa chuộng sưu tập băng đĩa và vì thế người ta quen với một website mà giao diện không cần đổi mới quá nhiều.

Ở kỷ nguyên bùng nổ của Internet, Yahoo! Japan đã vấp phải sự cạnh tranh hết sức gay gắt đến từ các đối thủ bên ngoài như Google, YouTube, Twitter hay Amazon. Tuy vậy, Yahoo! Japan hiện vẫn duy trì được lượng người sử dụng thường xuyên hàng tháng xấp xỉ bằng Google, tức khoảng 67 triệu người dùng trên tổng dân số hơn 126 triệu người. 

Thành công này có được là nhờ gã khổng lồ SoftBank đứng sau hỗ trợ cho Yahoo! Japan. Sự am hiểu văn hóa bản địa, phương thức làm việc khác với Thung lũng Silicon đã đem lại cho Yahoo! Japan sự phát triển ổn định, không quá phô trương nhưng dần dần đi vào quỹ đạo.

Vì sao Yahoo vẫn sống khỏe ở Nhật Bản?
Yahoo! Japan vừa chính thức sáp nhập với Line.

Ngày nay, người Nhật vào Yahoo! Japan là đã có thể làm được đầy đủ mọi thứ, từ đọc tin tức cho đến mua sắm, xem bản tin thời tiết, tình hình tài chính, tìm đường, phim ảnh… Thậm chí, báo chí và độc giả nước ngoài cũng thường xuyên truy cập Yahoo! Japan như một địa chỉ tin cậy khi cần tham chiếu nguồn tin từ Nhật. 

Tháng trước, Yahoo! Japan đã hoàn tất thương vụ sáp nhập với Line dưới công ty mới Z Holdings. Đây là ứng dụng nhắn tin OTT phổ biến nhất Nhật Bản với khoảng 86 triệu người dùng. 

Sau thương vụ này, Z Holdings dự kiến đầu tư 4,7 tỷ USD và thuê 5.000 kỹ sư AI để tạo ra sức cạnh tranh ở quy mô toàn cầu. Điều này đồng nghĩa với việc Yahoo! Japan ‘như hổ mọc thêm cánh’ và sẽ còn sống khỏe ở Nhật Bản trong nhiều năm nữa. 

Phương Nguyễn

Cái chết của Yahoo! và bài học gã khổng lồ ngủ quên trên chiến thắng

Cái chết của Yahoo! và bài học gã khổng lồ ngủ quên trên chiến thắng

8 đời CEO Yahoo cùng các địch thủ bên ngoài đã từng bước biến biểu tượng một thời của Internet xứ cờ hoa trở thành đống tro tàn.

]]> http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/vien-thong/7-nguoi-truong-thanh-o-my-khong-su-dung-internet-728173.html

http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/vien-thong/7-nguoi-truong-thanh-o-my-khong-su-dung-internet-728173.htmlFri, 16 Apr 2021 08:42:56 +0700Công nghệ

7% người trưởng thành ở Mỹ không sử dụng Internet

Dựa trên một cuộc khảo sát toàn quốc được thực hiện từ ngày 25/1 đến 8/2 vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ) đã phát hiện ra rằng vẫn còn khoảng 7% người trưởng thành ở Mỹ không sử dụng Internet.

Dựa trên một cuộc khảo sát toàn quốc được thực hiện từ ngày 25/1 đến 8/2 vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ) đã phát hiện ra rằng vẫn còn khoảng 7% người trưởng thành ở Mỹ không sử dụng Internet.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew thì tuổi tác là yếu tố quyết định lớn nhất đến việc sử dụng Internet cùng với các yếu tố quyết định khác là trình độ học vấn và thu nhập hộ gia đình.

Theo kết quả khảo sát, 25% người từ 65 tuổi trở lên không sử dụng Internet. 14% những người có trình độ học vấn trung học trở xuống không sử dụng Internet. Những người sống trong các hộ gia đình có thu nhập hàng năm dưới 30.000 USD “có nhiều khả năng… báo cáo không sử dụng internet” hơn những người trưởng thành trong các hộ gia đình có thu nhập hàng năm là 75.000 USD.

{keywords}
7% người trưởng thành ở Mỹ không sử dụng Internet

Viết trong một bài đăng trên blog cho Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), hai nhà phân tích Andrew Perrin và Sara Atske của Trung tâm Nghiên cứu Pew lưu ý: “Mặc dù một số nhóm có tỷ lệ chấp nhận Internet liên tục thấp hơn, nhưng phần lớn người Mỹ hiện đang trực tuyến nhờ vào các chương trình dịch vụ xã hội và các chính sách của chính phủ đang khuyến khích việc sử dụng Internet ở các khu vực chưa được phục vụ. Theo thời gian, dân số ngoại tuyến của quốc gia đã giảm dần và đối với một số nhóm, sự thay đổi đặc biệt ấn tượng. Ví dụ, 86% người lớn từ 65 tuổi trở lên không truy cập mạng vào năm 2000 thì hiện nay con số đó đã giảm xuống chỉ còn 25%”.

Tài trợ cho việc triển khai cơ sở hạ tầng băng rộng ở nông thôn nhằm thu hẹp khoảng cách số là một ưu tiên hàng đầu của chính phủ liên bang. Khoản tài trợ mới nhất đến từ cuộc đấu giá của Quỹ Cơ hội kỹ thuật số nông thôn (RDOF), tạo tiền đề cho việc phân bổ 9,23 tỷ USD dự kiến sẽ thực hiện trong thập kỷ tới để hỗ trợ triển khai băng rộng tốc độ cao ở nông thôn.

Đã có 180 nhà thầu chiến thắng trong cuộc đấu giá RDOF, trong số gần 400 nhà thầu đủ điều kiện. Những đối thủ cạnh tranh đó đấu thầu quyền xây dựng dịch vụ internet với sự hỗ trợ của liên bang trong các lĩnh vực cụ thể và sẽ nhận được trợ cấp hàng năm trong vòng mười năm. Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) cho biết 9,23 tỷ USD sẽ được sử dụng ở 49 tiểu bang và một vùng lãnh thổ để kết nối gần 5,3 triệu địa điểm trong 61.766 nhóm điều tra dân số đủ điều kiện.

Đầu tháng này, Tổng thống Biden đã giới thiệu một gói cơ sở hạ tầng và việc làm khổng lồ trị giá 2,3 nghìn tỷ USD nhằm mục đích định hình lại nền kinh tế Mỹ. Kế hoạch cơ sở hạ tầng đang có tầm ảnh hưởng sâu rộng, bao gồm 174 tỷ USD cho xe điện, 50 tỷ USD cho sản xuất và nghiên cứu chất bán dẫn và 100 tỷ USD để xây dựng mạng băng rộng tốc độ cao trên khắp đất nước.

Trong một bài phát biểu vào ngày 14/4 vừa qua, Tổng thống Biden cho biết: “Chúng tôi sẽ đảm bảo mọi người dân Mỹ đều có quyền truy cập Internet tốc độ cao, chất lượng cao với giá cả phải chăng”. Chính quyền đã dành 20 tỷ USD trong tổng số tiền để triển khai băng rộng.

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, hiện có khoảng 3,5 tỷ người trên toàn cầu không được tiếp cận với dịch vụ băng rộng tốc độ cao và đáng tin cậy. Vào tháng 2 vừa qua, WEF đã tuyên bố thành lập Liên minh EDISON để “tăng tốc và thúc đẩy sự hợp tác chưa từng có giữa cộng đồng CNTT-TT và các lĩnh vực quan trọng khác của nền kinh tế” với mục tiêu “phát triển nhanh chóng kỹ thuật số”.

Phan Văn Hòa (theo Rcrwireless)

Starlink của Elon Musk có làm nên cách mạng Internet cho vùng hẻo lánh?

Starlink của Elon Musk có làm nên cách mạng Internet cho vùng hẻo lánh?

Dù mới chỉ trong quá trình thử nghiệm ở một số địa điểm hẻo lánh tại Mỹ song đã có những đánh giá ban đầu về chất lượng Internet do Starlink cung cấp.

]]> http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/nen-tang-emeeting-mang-khat-vong-vuot-cai-bong-cua-cac-ong-lon-cong-nghe-the-gioi-728374.html

http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/nen-tang-emeeting-mang-khat-vong-vuot-cai-bong-cua-cac-ong-lon-cong-nghe-the-gioi-728374.htmlFri, 16 Apr 2021 16:29:52 +0700Công nghệ

Nền tảng eMeeting mang khát vọng vượt cái bóng của các ông lớn công nghệ thế giới

chuyển đổi số, họp trực tuyến, công nghệ số, eMeeting, AIC, Bkav, Zoom, Microsoft Team

Nhận định nền tảng họp trực tuyến eMeeting của AIC và Bkav là sản phẩm mang nhiều khát vọng, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết, đó là khát vọng làm chủ công nghệ và vượt qua cái bóng của những ông lớn công nghệ trên thế giới.

Nền tảng họp trực tuyến Make in Việt Nam cho chuyển đổi số

Ngày 16/4, nền tảng họp trực tuyến eMeeting, sản phẩm hợp tác giữa AIC và Bkav, được chính thức giới thiệu tại “Diễn đàn thách thức công nghệ số Việt Nam” do Bộ TT&TT tổ chức. 

Được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư Việt Nam với triết lý “tất cả trong một”, nền tảng eMeeting có đầy đủ các tính năng cần thiết của cuộc họp như đặt lịch, nhắc lịch, chia sẻ tài liệu, chia sẻ màn hình, chia sẻ video trực tuyến, quản lý, điều hành cuộc họp, biểu quyết…

Tính năng thay đổi nền màn hình sử dụng trí tuệ nhân tạo AI để xử lý hình ảnh, cho phép người họp có thể tham gia cuộc họp với đối tác quốc tế trên nền những hình ảnh đậm nét Việt Nam ở phía sau như vịnh Hạ Long, Quốc Tử Giám, chợ Bến Thành, cố đô Huế…

Nền tảng eMeeting mang khát vọng vượt cái bóng của các ông lớn công nghệ thế giới
Phó Chủ tịch Bkav Vũ Ngọc Sơn giới thiệu về nền tảng eMeeting (Ảnh: M.Quyết)

Tạo thuận tiện cho người dùng, eMeeting được thiết kế để người dùng có thể tham gia cuộc họp với chỉ 1 chạm trên thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng hay trên máy tính để bàn, máy tính xách tay.

Chế độ hội nghị của eMeeting hoàn toàn thực hiện bằng phần mềm, có thể dễ dàng thao tác, điều khiển bằng một máy tính cấu hình bình thường. Theo đó, người điều hành cuộc họp có thể bố trí vị trí hiển thị màn hình của các điểm cầu theo kịch bản tùy biến, hiển thị luân phiên các điểm cầu theo thời gian định trước hay chạy chữ chân trang màn hình cuộc họp...

Đặc biệt, thuật toán nén dữ liệu tối ưu của eMeeting cho phép tiết kiệm băng thông, truyền âm thanh, hình ảnh tốt ngay cả trong điều kiện mạng yếu, đặc biệt có thể hỗ trợ cuộc họp lên tới 200 điểm cầu.

Nền tảng eMeeting mang khát vọng vượt cái bóng của các ông lớn công nghệ thế giới
9 lớp bảo mật của nền tảng họp trực tuyến eMeeting.

Cùng với đó, theo chia sẻ của Phó Chủ tịch Bkav Vũ Ngọc Sơn, với lợi thế là công ty an ninh mạng, eMeeting được thiết kế với hệ thống bảo vệ lên tới 9 lớp bảo mật. “Với hệ thống bảo mật này, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng, không phải lo ngại các vấn đề mất an ninh khi họp trực tuyến như bị lộ nội dung cuộc họp hay có người lạ xâm nhập phòng họp như một số giải pháp nước ngoài đã gặp phải”, ông Sơn chia sẻ.

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hãy tự tạo những giấc mơ lớn

Theo đơn vị phát triển, eMeeting đã được triển khai và giải quyết nhiều bài toán “khó” của xã hội, nhất là trong các thời điểm giãn cách xã hội tại Việt Nam để ứng phó với Covid-19. Giải pháp đã triển khai cho học trực tuyến tại 14 trường của Quảng Ninh, Bắc Ninh, Yên Bái, Ninh Bình, TP.HCM, với hàng chục nghìn tài khoản học sinh và giáo viên, hỗ trợ hàng triệu lượt học trực tuyến.

eMeeting cũng được sử dụng để các bác sỹ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tư vấn, giải đáp thắc mắc cho người dân các vấn đề về Covid-19, giúp phòng chống dịch bệnh. Tại Huế, eMeeting cũng được sử dụng để thiết lập các điểm cầu truyền hình kết nối 24/24 trong công tác phòng chống dịch bệnh của Ủy ban thành phố, cũng như thiết lập các phòng khám ảo hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa cho người dân trong đợt dịch.

Nền tảng eMeeting mang khát vọng vượt cái bóng của các ông lớn công nghệ thế giới
Việt Nam là 1 trong 21 nghị viện đầu tiên trên thế giới họp trực tuyến.

Tại kỳ họp trực tuyến đầu tiên trong lịch sử của Quốc hội Việt Nam, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, eMeeting đã được các đại biểu Quốc hội dùng để họp từ xa. Đại biểu thậm chí có thể họp thông qua iPad tại phòng làm việc của mình ở địa phương, với chất lượng âm thanh hình ảnh đủ tiêu chuẩn, không cần phải đến các phòng họp trang bị thiết bị chuyên dụng đắt tiền.

Với eMeeting, những bài toán khó về học trực tuyến, họp trực tuyến, khám chữa bệnh trực tuyến đã có lời giải bởi chính các kỹ sư Việt Nam, được Make in Việt Nam. Đội ngũ phát triển eMeeting cho biết, họ đã sẵn sàng để giải các bài toán khó hơn, thậm chí là các phương thức làm việc trực tuyến mới dựa trên chính nền tảng công nghệ này.

Nền tảng eMeeting mang khát vọng vượt cái bóng của các ông lớn công nghệ thế giới
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết: Khát vọng là một điều kiện để Bộ TT&TT cùng với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam sẽ đồng hành cùng nhau để hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi số quốc gia (Ảnh: M.Quyết)

Chia sẻ tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng đánh giá, eMeeting của AIC và Bkav là một sản phẩm mang nhiều khát vọng. Đó là khát vọng làm chủ công nghệ, và vượt qua cái bóng của những ông lớn công nghệ trên thế giới.

Đã có nhiều quan ngại trước sự thất thế trên sân nhà của các giải pháp họp trực tuyến Make in Việt Nam so với những Zoom, Microsoft Team…Nhưng điều đó không sao! “Việc eMeeting được giới thiệu hôm nay là lời khẳng định mạnh mẽ rằng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không bỏ cuộc, dám đón nhận các thử thách để khát vọng Make in Viet Nam thành hiện thực trong tương lai không xa”, Thứ trưởng nhấn mạnh. 

Thứ trưởng cũng chỉ rõ, sự đồng cảm là một điều kiện cần thiết để doanh nghiệp tìm và giải quyết được nỗi đau cho xã hội. Một điều kiện nữa mà Bộ TT&TT cùng với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam sẽ đồng hành cùng nhau để hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi số quốc gia chính là “Khát vọng”.

Những mục tiêu lớn, hoài bão lớn luôn bắt nguồn từ khát vọng! Ước mơ đổi đời của một cá nhân có thể sẽ cần khát vọng của 1 gia đình. Mục tiêu lớn thay đổi vận mệnh cả một đất nước sẽ cần khát vọng của cả một dân tộc. Chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, chính là một mục tiêu như thế.

Khát vọng sẽ cần phải qua thử thách để trở thành một khát vọng đủ lớn. Càng có nhiều thử thách thì càng chứng minh khát vọng đó là đúng, vì đó là khát vọng được tạo nên từ nỗi đau thực sự.

Tại sự kiện, Thứ trưởng kêu gọi: “Các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ số, hãy tự tạo cho mình những giấc mơ lớn, những suy nghĩ lớn để tự thay đổi tương lai, vận mệnh của mình và của quốc gia. Vì nếu các doanh nghiệp không tự xây ước mơ của mình thì người khác sẽ thuê các bạn để xây ước mơ của họ”.

Vân Anh

Theo ictnews.vietnamnet.vn

]]> http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/cai-chet-cua-yahoo-va-bai-hoc-ga-khong-lo-ngu-quen-tren-chien-thang-728182.html

http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/cai-chet-cua-yahoo-va-bai-hoc-ga-khong-lo-ngu-quen-tren-chien-thang-728182.htmlFri, 16 Apr 2021 08:16:31 +0700Công nghệ

Cái chết của Yahoo! và bài học gã khổng lồ ngủ quên trên chiến thắng

Yahoo

8 đời CEO Yahoo cùng các địch thủ bên ngoài đã từng bước biến biểu tượng một thời của Internet xứ cờ hoa trở thành đống tro tàn.

“Ok gượm đã, tôi hiểu chiến lược này là tốt cho Microsoft, nhưng nó có lợi gì cho Yahoo?” giám đốc cấp cao Michael Wolf đặt câu hỏi cho CEO tạm quyền Ross Levinsohn trong buổi thuyết trình hoạch định tương lai cho gã khổng lồ Internet đang trên đà sa sút Yahoo.

Đó là một ngày giữa tuần tiết trời khá dễ chịu của tháng 7/2012. Trong phòng họp rộng rãi ở tầng 2 của trụ sở Yahoo tại Sunnyvale, Ross Levinsohn cảm thấy bầu không khí bắt đầu ngột ngạt khi bị Hội đồng quản trị chất vấn về kế hoạch mang tầm nhìn ngắn hạn của mình. 

Daniel Loeb, một nhà đầu tư chiến lược từng ủng hộ Ross Levinsohn cũng cảm thấy ngán ngẩm với kế hoạch này. Loeb tỏ ra thờ ơ, nghịch điện thoại trong suốt buổi thuyết trình. 

Cái chết của Yahoo! và bài học gã khổng lồ ngủ quên trên chiến thắng-1

Trụ sở nổi tiếng của Yahoo ở Sunnyvale bên trong Thung lũng Silicon, cuối cùng cũng được Google mua lại vào năm 2019 với giá 1 tỷ USD.

Sinh ra và lớn lên ở New York, Ross Levinsohn là một doanh nhân phố Wall điển hình. Tóc muối tiêu vuốt ngược, cà vạt hồng chấm bi trong bộ suit đen bóng bẩy giúp ông trông trẻ hơn khá nhiều so với tuổi 48. 

Nhưng Levinsohn rồi cũng phải trải qua một đêm trắng dài nhất trong cuộc đời khi biết chắc rằng mình đã không được chọn làm CEO chính thức của Yahoo, vị trí mà ông đã chắc mẩm bỏ túi khi sớm kết đồng minh với một số nhà đầu tư lẫn giám đốc cấp dưới.

“Ai sẽ ngồi chiếc ghế nóng?” Levinsohn vắt tay lên trán tự vấn và đưa ra một loạt những cái tên đang lên ở Thung lũng Silicon, Jack Dorsey, Dick Costolo hay ai? Tối muộn cuối tuần đó, ông nhận được cuộc gọi từ một người bạn ở Google, thông báo về một phụ nữ có tên Marissa Mayer đã được gọi đi phỏng vấn. 

Đó là khoảnh khắc Levinsohn biết rằng người phụ nữ mới 37 tuổi, nhân viên thứ 20 của Google, sẽ trở thành người tiếp theo lèo lái con thuyền trị giá 30 tỷ USD Yahoo. Chỉ có điều ông cũng không đoán được rằng Marissa Mayer sẽ là vị CEO cuối cùng chứng kiến con tàu Yahoo chìm xuống đáy đại dương lạnh lẽo.

Marissa Mayer cùng 7 đời CEO trước đó của Yahoo có thói quen đưa ra các chiến lược thâu tóm bên ngoài mà quên mất củng cố đội ngũ bên trong. Kết quả là Yahoo thường có những vụ mua hớ kinh điển đi vào lịch sử công nghệ Mỹ.

Năm 1999, Yahoo thâu tóm web nghe radio Broadcast.com với giá 5,7 tỷ USD để rồi đóng cửa vào năm 2002. Cũng trong năm 1999, Yahoo bỏ ra 3,57 tỷ USD thâu tóm dịch vụ lưu trữ web GeoCities để rồi xóa sổ vào năm 2009 cùng hàng tá các dịch vụ không có lãi khác.

Dưới thời Marissa Mayer, Yahoo cũng thâu tóm mạng xã hội Tumblr với giá 1,1 tỷ USD và một số nền tảng nhỏ nhưng không vận hành tốt sau đó. Trái lại, Yahoo buộc lòng phải bán bớt nhiều tài sản giá trị như cổ phần ở Alibaba hay đóng cửa các dịch vụ từng một thời làm nên tên tuổi như Messenger, Groups hay 360°.

Quá khứ huy hoàng

Trở lại những ngày tháng thuở rất sơ khai của Internet. Năm 1994, hai cậu sinh viên David Filo và Jerry Yang của trường Stanford có sở thích sưu tầm các trang web ‘hay ho’ trên mạng để vào mỗi khi rảnh rỗi.
Thời đó, người ta chưa có cách nào để tìm kiếm nhanh các trang web mình cần mà chỉ có thể biết được bằng cách truyền miệng. Ý tưởng chợt nảy ra trong một lần loay hoay tìm kiếm website của trường, David Filo và Jerry Yang đã lập ra một trang web có cái tên khá ‘sến súa’ là “Cẩm nang của Jerry và David đến thế giới World Wide Web”.

Sau này, bộ đôi đổi tên trang web thành Yahoo bởi cách đọc nghe có vẻ ‘ngầu’. Đến năm 1995, Yahoo đã cung cấp tính năng tìm kiếm rất quan trọng, trở thành hướng dẫn viên du lịch đầu tiên trên môi trường Internet vào thời đó.

Cái chết của Yahoo! và bài học gã khổng lồ ngủ quên trên chiến thắng-2

Jerry Yang quen biết với Jack Ma từ năm 1997 khi người sáng lập Alibaba vẫn đang là một hướng dẫn viên du lịch.

Yahoo bắt đầu phát triển thần tốc, chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng năm 1996 và trở thành công ty Internet thành công nhất giữa bối cảnh bong bóng dot-com có nguy cơ sắp phát nổ ở Mỹ. 

Cuối thập niên đó, Yahoo bắt đầu vung tiền tỷ thâu tóm các đối thủ. Tất cả đều là những thương vụ thất bại như đã biết, ngoại trừ vụ mua 40% cổ phần ở Alibaba với cái giá 1 tỷ USD hồi năm 2005. Nhưng đó là nhờ mối quan hệ tình cờ giữa hai nhà sáng lập Jerry Yang và Jack Ma. 

Đốm sáng le lói rồi cũng phải vụt tắt giữa đêm trường tăm tối của Yahoo. Ngày 13/06/2017, hãng viễn thông Verizon hoàn tất thương vụ thâu tóm phần lớn sản phẩm của Yahoo với giá 4,5 tỷ USD, tài sản còn lại của Yahoo được đổi tên thành Altaba. 

Năm 2019, Yahoo được công ty mẹ Verizon tái cấu trúc thương hiệu còn Altaba cũng thanh lý nốt tài sản để giải tán công ty. Biểu tượng Internet một thời của xứ sở cờ hoa chính thức diệt vong từ đây. 

Di sản để lại

Yahoo có thể đổ lỗi cho Google hay Facebook đã ‘gặm’ hết miếng bánh béo bở, nhưng Ban lãnh đạo trước hết phải tự vấn vì đã để những sản phẩm chủ lực đi chệch hướng hết năm này sang năm khác. 

Yahoo Messenger chậm chạp cải tiến, Yahoo 360° thì đầy lỗi còn Yahoo Answers không có thuật toán hướng đối tượng. Khi không còn đặt người dùng vào vị trí trung tâm của trải nghiệm, các sản phẩm của Yahoo cứ thế biến mất khỏi tâm trí người dùng, mà cuối cùng đóng cửa chỉ là hệ quả tất yếu.   

Di sản mà Yahoo để lại có thể chính là bài học xương máu cho những kẻ ngủ quên trên chiến thắng. MySpace hay Zing Me có lẽ thấm thía nhất bài học này, khi cả hai đều có được thị phần khống chế ở những thị trường mà nó hoạt động, trước khi bị những đối thủ như Facebook qua mặt.

Với MySpace là một nồi lẩu thập cẩm ngập tràn quảng cáo khiến người dùng quay lưng, còn Zing Me là các tính năng tập trung phục vụ game thủ PC thay vì tối ưu hóa cho người dùng phổ thông. 

Cái chết của Yahoo! và bài học gã khổng lồ ngủ quên trên chiến thắng-3

CEO cuối cùng Marissa Mayer làm tất cả những gì có thể nhưng cũng không thể cứu vãn được con tàu đắm Yahoo.

Nhưng cũng như Yahoo, vị thế của các công ty Internet không phải bất biến. Facebook đang bị đe dọa bởi Twitter cũng như TikTok ở Mỹ. Ở phân khúc nhắn tin OTT, WhatsApp là ứng dụng số một toàn cầu và ở những thị trường đặc thù như Nga hay Việt Nam, Telegram và Zalo mới là lựa chọn tương ứng chứ không còn là Facebook Messenger. 

Đó có thể là chỉ dấu cho thấy mạng xã hội nói chung và Yahoo nói riêng hoàn toàn có thể lật ngược thế cờ, nếu sớm vạch ra hướng đi riêng và kiên trì với nó. Như trường hợp của Zalo chỉ tập trung khai thác thế mạnh nhắn tin miễn phí ở thị trường ngách với lợi thế là hoạt động ổn định trên hạ tầng mạng 2G, am hiểu thói quen của người dùng bản địa.

Các tính năng mạng xã hội chỉ được mở ra sau này khi Zalo đã có hàng triệu người dùng, đủ sức trở thành đối trọng nhất định với Facebook. Giờ đây, Zalo đã phát triển thành một ‘siêu ứng dụng’ với các tính năng từ nạp tiền điện thoại, mua vé tàu xe, đặt phòng khách sạn cho đến thanh toán hóa đơn, mua sắm, chơi game phục vụ 52 triệu người dùng thường xuyên.

Tuy vậy, chặng đường mà mạng xã hội Việt phải kiên trì bước tiếp vẫn còn rất dài, như Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng từng nói trong lễ ra mắt Lotus, “trong một thế giới kinh doanh mà người thắng cuộc gần như hưởng lợi tất cả, thì những người đi sau chỉ còn một cách duy nhất là có cách tiếp cận mới, khác biệt, có tính đột phá”.

Phương Nguyễn

Theo premium.vietnamnet.vn

]]> http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/jack-ma-xuat-hien-cung-putin-sau-an-phat-alibaba-728334.html

http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/jack-ma-xuat-hien-cung-putin-sau-an-phat-alibaba-728334.htmlFri, 16 Apr 2021 14:54:55 +0700Công nghệ

Jack Ma xuất hiện cùng Putin sau án phạt Alibaba

Đây là lần xuất hiện đầu tiên của Jack Ma từ khi Trung Quốc tuyên phạt Alibaba, công ty do ông thành lập.

Đây là lần xuất hiện đầu tiên của Jack Ma từ khi Trung Quốc tuyên phạt Alibaba, công ty do ông thành lập.

Jack Ma xuất hiện cùng Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một buổi cầu truyền hình của Hiệp hội Địa lý Nga ngày 14/4. Dù vậy, vị tỷ phú không phát biểu trong suốt sự kiện.

Theo Business Insider, đây là lần xuất hiện trước công chúng đầu tiên của Jack Ma từ khi chính quyền Trung Quốc tuyên phạt 2,8 tỷ USD với Alibaba, công ty do ông thành lập, với lý do lạm dụng thế độc quyền. Dù không còn giữ chức chủ tịch, Jack Ma vẫn là cổ đông lớn của Alibaba.

Ty phu Jack Ma tai xuat anh 1

Jack Ma xuất hiện cùng Tổng thống Putin sau án phạt đối với Alibaba. Ảnh: Weibo.

Trong nhiều tháng qua, chính quyền Trung Quốc đã mạnh tay với Alibaba và Ant Group, công ty thanh toán do Jack Ma thành lập.

Từ khi thông tin về án phạt với Alibaba được tiết lộ, nơi ở và hoạt động của Jack Ma khiến giới truyền thông chú ý. Tin đồn lan truyền cho rằng nhà sáng lập Alibaba đã trốn sang Singapore, bị quản thúc tại gia, tịch thu tài sản hoặc ngồi tù.

Ngày 20/1, Jack Ma đã xuất hiện trong đoạn video gửi đến 100 giáo viên Trung Quốc kỷ niệm ngày Lạp Bát (8/12 theo lịch âm). Đến tháng 2, ông được phát hiện chơi golf tại Sun Valley Golf Resort, thuộc khu nghỉ dưỡng 5 sao với 27 lỗ golf, không gian xanh mát.

Trước đó, ông đã “biến mất” sau buổi nói chuyện tại diễn đàn tài chính ở Thượng Hải cuối tháng 10/2020. Tại đây, ông đã công khai chỉ trích bất cập trong hệ thống quản lý tài chính Trung Quốc, kêu gọi cải tổ bộ máy mà theo ông là “bóp nghẹt đổi mới, sáng tạo”.

Trong tuần này, Ant Group tuyên bố đồng ý lệnh tái cấu trúc, chấp nhận việc kiểm soát chặt chẽ hơn sau những yêu cầu của chính quyền Trung Quốc. Theo Forbes, Jack Ma vẫn đang là người giàu nhất Trung Quốc.

Theo Zing/Business Insider

Nhìn vào Jack Ma, startup Trung Quốc không dám lên sàn

Nhìn vào Jack Ma, startup Trung Quốc không dám lên sàn

Những gì diễn ra với Ant Group và Jack Ma khiến nhiều startup của Trung Quốc e ngại việc “lên sàn”.

]]>

0 comments:

Post a Comment