Nhật Bản nhắm đến vị thế thống trị tiền kỹ thuật số ~ TRƯƠNG CÔNG THẮNG

Friday, March 26, 2021

Nhật Bản nhắm đến vị thế thống trị tiền kỹ thuật số

27/03/2021  06:41  GMT+7

Hiện nay, nhu cầu thanh toán điện tử của xã hội Nhật Bản không cao nhưng chính phủ nước này luôn dành sự quan tâm lớn cho sự phát triển của tiền kỹ thuật số. 

Theo nhật báo Sankei Shimbun, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã phân bổ lực lượng hỗ trợ chịu trách nhiệm xây dựng chính sách tiền tệ ngay từ giữa năm ngoái, bao gồm việc thành lập Uỷ ban thúc đẩy thử nghiệm tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương. Ủy ban sẽ bao gồm các giám đốc điều hành từ Ngân hàng Nhật Bản, Bộ Tài chính và Cơ quan Dịch vụ Tài chính, cũng như đại diện từ các nhóm vận động hành lang tài chính.

Nhật Bản nhắm đến vị thế thống trị tiền kỹ thuật số
Hiện tại, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn chưa công bố kế hoạch phát hành tiền kỹ thuật số.

Trong đó, kế hoạch này sẽ bao gồm 3 giai đoạn với mục tiêu giành vị trí thống trị trên thế giới trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số. Cụ thể, đoạn đầu tiên đã được khởi động vào đầu năm nay, chủ yếu kiểm tra các chức năng cơ bản như phát hành và lưu thông tiền kỹ thuật số, bao gồm xác minh xem giao dịch tiền kỹ thuật số có suôn sẻ hay không.

Giai đoạn thứ hai tập trung vào kiểm tra các chức năng phái sinh, bao gồm những chức năng phụ như tính lãi, đặt giới hạn trên của giới hạn tài khoản và liệu nó có thể được sử dụng trong môi trường không có tín hiệu hay không. Giai đoạn thứ ba sẽ mời các doanh nghiệp tư nhân và người tiêu dùng tham gia đo lường thực tế.

Tuy nhiên, trong xã hội Nhật Bản nơi tiền giấy là vua, vẫn còn nhiều nghi ngại về sự cần thiết của việc phát triển tiền kỹ thuật số và hiện Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn chưa có kế hoạch phát hành loại tiền tệ này. Các chuyên gia Nhật Bản tin rằng, chính sách của nhà cầm quyền về tiền kỹ thuật số rõ ràng không chỉ phát triển thanh toán điện tử, mà đằng sau đó là để cạnh tranh cho sự thống trị thế giới trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số.

Từ quan điểm của chính phủ Nhật Bản, tiền kỹ thuật số không chỉ là một phương tiện thanh toán hoặc giải quyết đơn thuần, nó đại diện cho cơ sở hạ tầng tài chính trong tương lai, bao gồm một loạt các công nghệ tiên tiến liên quan và một thế hệ dịch vụ tài chính mới dựa trên tiền kỹ thuật số. Đây sẽ là cuộc chiến giành thế hệ thống trị tài chính tiếp theo do các nước lớn phát động, và Nhật Bản không thể bị bỏ lại phía sau.

Theo phân tích của các chuyên gia Nhật Bản, chiến lược phát triển tiền kỹ thuật số của nước này có hai đặc điểm. Đầu tiên, sẽ áp dụng "phương pháp phân tách lên xuống", tức là, nền tảng chính thức được thành lập để duy trì cơ sở hạ tầng, và khu vực tư nhân sẽ là “sân khấu chính”. Sau đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản phát hành tiền kỹ thuật số để thay thế tiền giấy, xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức tài chính cũng như các doanh nghiệp tư nhân khác sử dụng tiền kỹ thuật số để phát triển những dịch vụ tài chính khác nhau.  

Dự án thử nghiệm tiền kỹ thuật số tư nhân của Nhật Bản sẽ dần được khởi động. Năm nay, một hội thảo về tiền kỹ thuật số bao gồm hơn 30 công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực liên quan như các nhà khai thác viễn thông, đường sắt, bán lẻ và năng lượng điện sẽ ra mắt phiên bản thí điểm tiền kỹ thuật số riêng. Đây là bước đầu để kiểm tra các chức năng của tiền kỹ thuật số từ góc độ doanh nghiệp.

Một đặc điểm khác của Nhật Bản là hợp tác với Châu Âu và Mỹ. Vào tháng 1/2020, Nhật Bản, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Ngân hàng Anh, cùng sáu ngân hàng trung ương khác thuộc tổ chức Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, đã ngồi lại để nghiên cứu lợi thế của tiền tệ kỹ thuật số và các chủ đề liên quan khác. Sau đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng nhập cuộc.

Vào tháng 10 năm ngoái, nhóm này đã ban hành 3 nguyên tắc chung, bao gồm việc thực hiện phương án thống nhất tiền kỹ thuật số và hệ thống thanh toán hiện tại, nhằm nỗ lực giành lấy sự thống trị của tiền kỹ thuật số trên thế giới.

Phong Vũ

Chính sách quản lý tiền ảo vẫn là bài toán khó

Chính sách quản lý tiền ảo vẫn là bài toán khó

Tốc độ phát triển nhanh, phạm vi ảnh hưởng rộng đến nhiều lĩnh vực, sự phức tạp của tài sản mã hóa… đã mang đến thách thức không nhỏ đối với cơ quan chức năng khi xây dựng chính sách quản lý tiền ảo.

0 comments:

Post a Comment