Wednesday, February 17, 2021

Facebook ‘xóa sổ’ hàng loạt bài viết của cơ quan chức năng Australia

18/02/2021  10:07  GMT+7

Dường như định nghĩa ‘tin tức’ của Facebook vô cùng rộng.  

Cuộc chiến giữa Facebook và chính phủ Australia leo thang sau khi mạng xã hội lớn nhất thế giới thông báo cấm người dùng nước này xem và chia sẻ tin tức. Trước đó, Australia đưa ra dự luật yêu cầu Facebook, Google trả tiền khi chia sẻ tin tức tại đây. Facebook dọa cấm tin tức trên nền tảng, trong khi Google nói sẽ vô hiệu hóa công cụ tìm kiếm.

Facebook cho biết thay đổi sẽ không ảnh hưởng đến các trang (page) của cơ quan chính phủ. Người phát ngôn khẳng định sửa đổi bất kỳ trang nào vô tình bị tác động. Ngoài ra, người này cho rằng do luật Australia không cung cấp hướng dẫn rõ ràng về định nghĩa tin tức nên Facebook đã áp dụng cách tiếp cận rộng hơn.

Facebook ‘xóa sổ’ hàng loạt bài viết của cơ quan chức năng Australia
Trang Facebook của Cục Khí tượng Australia không còn bài viết nào. (Ảnh: Twitter)

Theo ABC.net.au, Facebook xóa bài trên nhiều trang của các tổ chức nhà nước. Chẳng hạn, Cục Khí tượng Australia (BOM) – nơi chuyên thông tin dự báo thời tiết -  bị gỡ bài. Dường như người dùng vẫn có thể đăng liên kết từ website BOM lên Facebook thay vì liên kết từ website tin tức truyền thống. Tuy nhiên, trong một tuyên bố, BOM nhắc độc giả truy cập website hoặc lên Twitter để cập nhật. Người phát ngôn BOM cho biết thay đổi trên Facebook đã ảnh hưởng tới trang của họ. Một số website dự báo thời tiết như WillyWeather, Swellnet cũng bị xóa nội dung.

Facebook ‘xóa sổ’ hàng loạt bài viết của cơ quan chức năng Australia
Facebook ‘xóa sổ’ hàng loạt bài viết của cơ quan chức năng Australia
Facebook ‘xóa sổ’ hàng loạt bài viết của cơ quan chức năng Australia
Trang Facebook của nhiều Sở Y tế cũng "trắng xóa". (Ảnh: Twitter)

Bài viết của các Sở y tế tại ACT, Nam Australia, Queensland trên Facebook bị hạ. Các trang y tế địa phương của bang New South Wales gặp tình trạng tương tự.

Trên trang Facebook của Cảnh sát Victoria, nội dung dưới thẻ “tin tức mới nhất” không thể truy cập được. Trang Facebook của Bộ Cứu hỏa và Dịch vụ Khẩn cấp Tây Úc không còn bài viết nào.

Dù trang của Bộ Y tế Victoria vẫn tồn tại và hoạt động, Bộ trưởng Y tế Victoria Martin Foley bày tỏ lo ngại về một số trang bị hạ. “Đây là vấn đề lớn. Chúng ta cần đảm bảo thông tin y tế công cộng có thẩm quyền, đáng tin cậy có mặt trên tất cả nền tảng”, ông nói.

Tại Nam Australia, một số tổ chức bị tác động bao gồm công ty cấp nước SA Water, trang Facebook của chính quyền Nam Australia, trang của Hội đồng Dịch vụ xã hội Australia.

Facebook còn chặn 1800RESPECT, DVCononnect – dịch vụ chuyên xử lý bạo hành tình dục, gia đình và nội địa. Hội đồng Công đoàn Australia cũng không thoát khỏi động thái của Facebook. Bộ trưởng Sally McManus cảm thấy “hổ thẹn” khi công đoàn bị cuốn vào trận chiến này. “Chúng tôi không phải tổ chức tin tức. Người lao động Australia không thể tìm được thông tin về quyền lợi của họ thông qua Facebook”, bà viết trên Twitter.

Facebook ‘xóa sổ’ hàng loạt bài viết của cơ quan chức năng Australia
Công đoàn Australia không thể đăng liên kết từ website. (Ảnh: Twitter)

Không dừng lại ở đây, trang Facebook của doanh nghiệp nhỏ cũng trở thành nạn nhân trong đợt càn quét mới nhất. Sallie Jones cho biết bài viết trên trang Facebook chuyên về sữa của cô đã bị xóa. Cô chia sẻ đã phát triển kinh doanh thông qua mạng xã hội, trong đó có cả việc chia sẻ tin tức từ các hãng tin. Cô không biết nên làm gì vì đã xây dựng toàn bộ việc kinh doanh trên Facebook và Instagram, cũng như phụ thuộc vào chia sẻ nội dung.

Facebook cũng không “tha” cho các tờ báo nhỏ. Tại Tây Victoria, biên tập viên Tara Fry của tờ Hamilton Spectator kêu trời vì Facebook là kênh giao tiếp hàng đầu với độc giả và không được chia sẻ tin tức giống như chặt đứt một chân vậy. Tờ báo xuất bản 3 số mỗi tuần và dùng mạng xã hội để cung cấp thông tin khẩn cấp, không thể chờ in trên báo giấy.

Facebook ‘xóa sổ’ hàng loạt bài viết của cơ quan chức năng Australia

Thậm chí, Facebook còn cấm luôn cả trang Facebook chính chủ chia sẻ tin tức tại Australia.

Du Lam (Theo ABC.net.au)  

EU dự định nối gót Australia: Google, Facebook cần trả tiền cho tin tức

EU dự định nối gót Australia: Google, Facebook cần trả tiền cho tin tức

 Trước đó, để phản đối chính sách yêu cầu thanh toán qua phương tiện truyền thông của Australia, Google đã dọa rút khỏi thị trường nước này.

Related Posts:

  • Nikon D3500 - máy DSLR giá rẻ cạnh tranh với Sony, Fujifilm D3500 là chiếc DSLR cho người mới chơi thay thế model D3400. Máy có thiết kế giống D5600 nhưng nhỏ hơn một chút và lược bỏ khớp xoay màn hình linh hoạt. Đây là dòng sản phẩm Nikon hướng tới cạnh tranh với các mẫu mirorle… Read More
  • Acer Swift 1- laptop pin 20 giờ giá gần 10,4 triệu đồngVề cấu hình, Swift 1 sử dụng vi xử lý Pentium Silver N5000,  RAM 4 GB, ổ SSD 256 GB. Bên cạnh đó, máy có thời gian sử dụng pin liên tục được khẳng định là lên tới 20 giờ. Tại Việt Nam, máy được bán giá 10,399 triệu đồng.… Read More
  • Thiết kế Galaxy S10 hé lộ qua bằng sáng chế mới của SamsungTheo PhoneArena, tin đồn về kiểu dáng của Galaxy S10 đã xuất hiện nhiều, nhưng một bằng sáng chế mà Samsung mới nhận được đã giúp người xem dự đoán về sản phẩm sắp tới. Trong hồ sơ, hãng Hàn Quốc mô tả tới 12 kiểu thiết kế kh… Read More
  • Yêu quá Nokia 6600Đó là một kỷ niệm đẹp mà cả cuộc đời tôi có thể không quên được. Tôi nhớ ngày đó tôi học đại học năm thứ 2, lúc đó trên tivi quảng cáo nhiều lắm , cái Nokia 6600 ngày ấy đẹp lắm tính năng hiện đại bậc nhất thời bấy giờ. Thú t… Read More
  • Olympus PEN E-PL9 - máy mirrorless với 121 điểm lấy nét So với thế hệ trước, Olympus PEN E-PL9 được nâng cấp chủ yếu về cảm biến, hệ thống lấy nét.  Máy trang bị cảm biến độ phân giải 16 megapixel, hệ thống chống rung cảm biến 3 trục. Chip xử lý ảnh bên trong… Read More

0 comments:

Post a Comment

 

Cho Dien Tu / Mua Hang Online Uy Tin / Nguoi Noi Tieng / Mua Hang Online / Dung Cu Cat / Dung Cu Cat Gia Re / Ban Buon Dung Cu Cat / Idol Viet Nam / Dang Rao Vat / Tin Tuc Sao Viet / Trang Rao Vat / Thuong Hieu Ca Nhan / Nguoi Noi Tieng Phim

/ Kiem Tien Tren Mang