Đã đến lúc công chúng cần có những phản ứng quyết liệt hơn để những “thánh chửi” như Trang Trần cần nhìn nhận lại bản thân và thôi những phát ngôn không văn hóa.
“Thánh chửi” Trang Trần
Từ trước đến nay, “sao Việt”, hay “người hoạt động showbiz”, “ca sĩ”, diễn viên”… luôn được công chúng hình dung là những người có tài năng, nhan sắc và có những phát ngôn khiêm tốn vì sợ “mất lòng công chúng”.
Nhưng có lẽ, từ lâu Trang Trần là một ví dụ hoàn toàn khác về “sao” trong showbiz. Ít nổi tiếng về tài năng, Trang Trần nổi lên với hàng loạt scandal tai tiếng, chửi bới, mạt xát thậm chí đá xéo đồng nghiệp.
Trang Trần nổi lên với hàng loạt scandal
Trong status được cho là “chửi” Hà Anh, Trang Trần viết: “Có một con khùng trong tấm hình theo mọi người là bánh bèo nào?” hay “Cần phải mua cây cột cho ả đu và liếm…”
Hoặc khi Yanbi bị “ném đá” với những phát ngôn phân biệt giới tính, thì “chân dài” Trang Trần quay hẳn một clip để “chửi” giọng ca “Thu cuối”: “Chị vả cho cưng 1000 phát…”
Hết mắng đồng nghiệp, Trang Trần lại lăng mạ công an.
Trang Trần thách thức cả công an
Những tưởng Trang Trần sẽ hối lỗi và bớt mồm như những lời hứa hẹn, năn nỉ để thoát tội chống người thi hành công vụ. Nhưng sau đó là hàng loạt vụ chửi live trực tiếp cho thiên hạ xem với ngôn từ không thể vô văn hóa hơn. Khách hàng không thoát, bạn diễn không tha và mới đây nạn nhân tiếp tục là Xuân Hương.
Vì sao còn “đất” cho những “thánh chửi” như Trang Trần trong showbiz?
Vì công chúng quá dễ dãi. Ở nước ngoài, khi một ngôi sao có những hành vi không văn minh hay cư xử kém văn hóa… công chúng sẽ kêu gọi một làn sóng tẩy chay mãnh liệt
Nhiều ngôi sao đã bị ảnh hưởng rất nhiều từ những làn sóng tẩy chay khiến họ phải đích thân mở hợp báo xin lỗi và hứa với khán giả sẽ không bao giờ tái phạm.
Trang Trần chửi nghệ sĩ Xuân Hương
Còn ở Việt Nam, cũng có làn sóng tẩy chay nhưng nó mới chỉ gói gọn trong những chia sẻ trên trang cá nhân, chưa thực sự bùng nổ. Vì thế, scandal cứ diễn ra, công chúng bức xúc một thời gian rồi sự việc lại lắng xuống, những sao Việt từng là tâm điểm của scandal vẫn hoạt động nghệ thuật như chưa từng có chuyện gì xảy ra.
Nghệ sĩ luôn không thể sống thiếu khán giả. Bị công chúng tẩy chay chính là “bản án tử” cho những người của công chúng ở bất kỳ lĩnh vực nào. Nói theo cách khác, tẩy chay chính là cách công chúng bảo vệ chính mình. Thay vì phải nhận “rác ngôn từ”, những sản phẩm kém giá trị… khán giả có quyền từ chối. Nên thay vì trở thành những anh hùng bàn phím để nổi giận, dư luận hãy biết cách từ chối một cách có văn hóa để xây dựng một đời sống trong lành cho xã hội.
Theo GDVN
0 comments:
Post a Comment