Trong chiến tranh thế giới thứ 2, phát xít Đức đã tạo ra cỗ máy Enigma để mã hoá tất cả những thư tín liên lạc với nhau, giữ bảo mật hoàn toàn các thông tin quân sự. Cộng với năng lực quân sự mạnh mẽ, nước Đức một mình chiến đấu với toàn bộ châu Âu và các nước lân cận. Trước tình thế này, quân đội Anh phải tìm cách phá bộ giải mã của Enigma để tìm kiếm cơ hội ngăn chận sự bành trước của người Đức.
Thông tin phimThe Imitation Game:
Đạo diễn: Morten Tyldum
Nguyên tác: Andrew Hodges
Kịch bản: Graham Moore
DV chính: Benedict Cumberbatch, Keira Knightley, Matthew Goode…
Sản xuất: Black Bear Pictures, Bristol Automotive
Phát hành: Tristar Pictures
Kinh phí: 14 triệu USD
Thời lượng: 114 phút
Doanh thu toàn cầu: Khoảng 192 triệu USD
Điểm IMDb: 8.2/10Imitation Game (tựa Việt: Người Giải Mã) là bộ phim dựa theo cuốn hồi kí Alan Turing: The Enigma của Andrew Hodges, kể về nhà toán học huyền thoại Alan Turing của nước Anh thời thế chiến 2. Alan xuất bản sách về toán học năm 24 tuổi, đến 25 tuổi là giảng viên của một trường đại học ở Cambridge và năm 27 tuổi gia nhập quân đội hoàng gia Anh với nhiệm vụ giải mã cỗ máy Enigma.
Enigma là cỗ máy đánh chữ do Đức tạo ra, có khả năng tạo ra 159 triệu triệu triệu (18 số 0) bản mã hoá khác nhau để mã hoá những dòng chữ mà nó viết. Mỗi ngày quân Đức lại đổi một lệnh mã hoá khác nhau, bắt đầu từ 0h đêm, đến 6h sáng thì tình báo của quân Đồng minh sẽ lấy được bức điện đã mã hoá và truyền về, như vậy họ có 18h để giải mã bức hàm đó. Theo Alan Turing, nếu có 10 người cùng ngồi thử từng thuật toán mã hoá của Enigma, làm việc suốt 24/7 thì phải mất 20 triệu năm mới giải mã được một bức mật hàm, trong khi đó họ chỉ có tối đa 18 tiếng cho mỗi bức mà thôi. Chính vì vậy, Alan quyết định chế tạo ra một cỗ máy siêu việt hơn Enigma, có khả năng loại suy những thuật toán không cần thiết để tìm ra chính xác mã khoá, giúp giải mã mật hàm ngay tức thì.
Như vậy, toàn bộ phim sẽ đề cập đến cuộc chạy đua với thời gian của nhóm Alan Turing trong việc thiết kế ra chiếc máy kia, tên là Christopher, xong càng sớm sẽ giúp quân Đồng minh chiến thắng sớm, cũng có nghĩa là cứu sống được càng nhiều sinh mạng. Tuy nhiên, phim Imitation Game khai thác tương đối ít tâm lý của nhân vật chính, Alan Turing và có một số thay đổi trong nguyên tác của Andrew Hodges do đó cũng gặp kha khá phản ứng của khán giả.
Imitation Game thắng lớn về mặt doanh thu, khi kinh phí sản xuất chỉ 14 triệu đô la nhưng thu về gần 200 triệu tiền vé. Phim đã phát hành bản đẹp qua đĩa Bluray, các bạn có thể tìm xem qua các dịch vụ phim online như iTunes, HBO, Amazon…
Vài điều thú vị về phim The Imitation Game:
- Trong phim có vài cảnh cho thấy Alan Turing đang tập chạy bộ. Trong thực tế thì ông là một người chạy rất nhanh với thành tích marathon quốc tế đạt 2:46:03 vào năm 1946, điều này không được đề cập trong phim.
- Cỗ máy Christopher trong phim được làm hoành tráng hơn chiếc máy thực mà Alan từng thiết kế, nó có nhiều bánh răng hơn, khi chạy phát ra tiếng click click và bánh răng quay rất chậm rãi. Cỗ máy thực tế các bánh răng quay nhanh hơn nhiều, tốc độ lên tới 20 vòng/giây.
- Ô chữ mà Alan Turing dùng đăng lên báo để tuyển dụng cộng sự được The New York Times in lên phiên bản phát hành ngày 27/11/2014, những ai giải được trong thời gian qui định sẽ có cơ hội trúng một chuyến du lịch đi London cho 2 người và thăm nhà máy Bletchley Park, nơi làm việc bí mật của quân đội Anh trong thế chiến 2.
![]()
- Trang web của phim: theimitationgamemovie.com có đăng những ô chữ của Alan Turing từng nghĩ ra, chúng ta có thể vô đó và chơi thử.
- Nhân vật Stewart Menzies người đứng đầu cơ quan MI6 trong phim là một phiên bản khác của đặc vụ M, sếp của điệp viên 007 James Bond.
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
from WordPress http://ift.tt/1bh759k
via Truong Cong Thang
0 comments:
Post a Comment